Thelma Eliza sống với bà ngoại ở một khu ngoại ô Brussels thuộc nước Bỉ. Ở đó có nhiều tầng lớp dân cư, từ gia đình kỹ sư, bác sĩ đến những người dân nghèo sống tạm bợ quanh các gầm cầu thang… Hàng ngày, họ toả đi quanh thủ đô để kiếm sống, tối đến lại quay về nơi cư ngụ quen thuộc của mình.
Eliza sống trong “cộng đồng Harlem” ấy từ ngày còn bé (Harlem là khu cư trú tồi tàn dành cho người da màu nghèo khó ở Mỹ). Mãi đến năm 10 tuổi, cô bé mới lờ mờ nhận ra rằng mình không có cha mẹ. Những lần Eliza gặng hỏi, bà ngoại chỉ ậm ừ cho qua chuyện, điều đó càng làm cô tò mò hơn. Mười năm sau, trong một dịp tình cờ, Eliza mới phát hiện ra quyển nhật ký của mẹ, đó là một điều bí mật làm cô đau đớn và căm giận.
“… Brussels, ngày… tháng… năm…
Không hiểu sao ông ấy nhìn mình bằng ánh mắt rất lạ. Nhất là lúc khám bệnh, không hiểu sao ông ta cứ một mực đòi phải “khám bệnh lý toàn thân” của mình… Mình vẫn biết rằng đến bác sĩ khám bệnh là phải như thế. Nhưng… dẫu sao mình vẫn ngại. Mình còn con gái mà. Rồi ông ta lại không muốn lấy tiền nữa chứ, nhưng bốn mươi franc Bỉ chớ có ít đâu. Đã vậy, ông ta còn hẹn lần sau tới khám sẽ tính tiền luôn một thể…”
15 ngày sau, cô gái trong quyển nhật ký đã trở thành tình nhân của ông bác sĩ. Họ chênh lệch tuổi khá cao: 25. Không phải vì tình mà cô gái buộc phải sống với người đàn ông hơn cô khá nhiều tuổi.
“… Brussels, ngày… tháng… năm…
… Hôm nay là ngày buồn nhất trong đời mình. Làm sao mình biết được thuốc đó là thuốc mê. Vả lại, thái độ của ông ta cũng không có gì làm mình phả nghi ngờ. Ông ta nói: “Loại thuốc này cô phải uống ngay sau khi khám mới có hiệu quả…” và mình tưởng thật để rồi tỉnh dậy trong vòng tay ông ta, không một mảnh vải che thân. Chuyện đã lỡ rồi…
Nhưng đó vẫn chưa phải là ngày đau đớn nhất trong đời cô gái trẻ ấy. Eliza đọc suốt gần 70 trang nhật ký còn lại, quả là những tháng ngày mật ngọt tình yêu mà mẹ cô dâng hiến cho một người thuộc tầng lớp “trên”. Cái chuyện “không chồng mà có con” ấy chẳng có gì quan trọng, thậm chí là bình thường trong con mắt của cư dân nghèo khó ở Brussels. Có điều mối tình đó không kéo dài được lâu.
“… Brussels, ngày… tháng… năm…
… Thật là đáng tội cho mình. Tại sao mình không kiên quyết dứt khoát ngay từ đầu, nên chuyện xảy ra mà mình thật cũng không ngờ nổi, ông ấy lại tệ đến thế. Chiều nau khi đẩy mình vào giường của gã đàn ông có râu quai nón, ông ta thản nhiên đến độ không ngờ được. Mình chẳng còn thiết sống nữa, nhưng phải trả thù. Ông ta là bác sĩ, liệu mình trả thù bằng cách nào đây? Mình phải…”
Eliza không đọc được nữa, vì quyển nhật ký viết tới đó đã bị cắt ngang, nhoè nhoẹt nước mắt. Số phận của mẹ cô bi thảm đến vậy sao? Đến lúc Eliza cầm trên tay quyển nhật ký ấy, ngoại cô mới chịu nói ra sự thật:
Lúc cháu được 4 tuổi, đêm nọ, mẹ cháu đãbỏ đi đâu mất. Nhiều năm trôi qua, không có tin tức gì về mẹ cháu cả. Bà có đến tìm người bác sĩ là cha cháu để hỏi, nhưng ông ta bảo rằng không biết và phủ nhận toàn bộ mối quan hệ với mẹ cháu.
Nhà ông ta ở đâu hả ngoại?
Gã có một phòng khám ở đường số 4, ngay khu trung tâm thủ đô, căn nhà rộng lắm.
Ông ta cỡ chừng bao nhiêu tuổi hở ngoại?
Gã chỉ kém ngoại hai tuổi. Nhưng con hỏi để làm gì?
Con chỉ có một ước muốn duy nhất: tìm ra sự thật và đem lại công lý cho mẹ con.
Cô gái tìm đến một ngôi nhà lớn nằm khuất dưới tàn cây râm mát. Khi Eliza tới, cô bắt gặp ngay trước vướn hoa cạnh cổng một người đàn ông – hay nói đúng hơn là một ông lão gần 70 tuổi, dáng người to cao, bệ vệ, đang bước tới lui, chắc là để tắm nắng. Nếu đúng như mô tả của bà ngoại thì đây chính là ông ta, bác sĩ Johnny Troix Mackensew, người có thể là cha của cô.
Cháu tìm ai?
Dạ… cháu tới… khám bệnh.
Tiền sảnh là một căn phòng rộng đầy ánh sáng do có nhiều cửa sổ mở toang. Johnny Troix ngả lưng xuống chiếc ghế dựa, vừa đặt ống nghe xuống bàn, gọi với ra sau nhà.
Kip, lấy dùm anh ống đo nhiệt độ.
Một phụ nữ khá đẹp, trẻ hơn một nửa tuổi của Johnny Troix nhanh nhẹn đi lên.
Vợ ông?
Đúng đó cháu. À mà này, hình như bác thấy mặt cháu quen lắm, gương mặt của một người mà bác từng gặp qua.
Thưa… chắc là bác nhầm.
“Ông ta bây giờ sống ung dung, an nhàn bên một người đàn bà khác, còn mẹ mình thì không biết đã đi đâu, hay là đã chết mất xác ở nơi nào rồi…”
Eliza nghiến răng căm giận người đàn ông bội bạc. Bất kể ông ta có là cha ruột hay không, cô quyết phải đòi lại công bằng cho mẹ.
Suốt ngày hôm đó Johnny Troix đâm ra bần thần. Một hình bóng oan khiên lẩn khuất trong ông nhiều năm nay đột ngột trở về khiến ông bị dằn vặt. Mãi đến nửa đêm ông vẫn chưa ngủ được. Từ phía nhà ngoài bỗng vang lên những tiếng động lạ lùng, có lúc nghe như tiếng chân người kéo lê dây xích sắt loảng xoảng đi qua đi lại, rồi có tiếng khóc nho nhỏ nghe như tiếng rên rỉ ai oán, Johnny Troix ngạc nhiên: “Sao lạ vậy. Mình mơ ngủ chăng…”. Ông tự véo vào người để kịp nhận ra rằng mình đang thức giấc. Ông định đánh thức người vợ trẻ để cùng đi với mình ra nhà ngoài, nhưng thấy cô ta ngủ say quá nên ông ngồi dậy, một mình bước chầm chậm ra khỏi phòng. Johnny vừa ra được tới cửa phòng thì đột nhiên toàn bộ đèn trong nhà vụt tắt. Bóng tối bao trùm, Johnny còn đang phân vân không biết có nên đi tiếp hay không thì ngay khung cửa sổ xuất hiện một bóng đen. Và cùng lúc ấy, chiếc bàn bên ngoài được một bàn tay vô hình nào đó thắp lên một ngọn nến. Ánh sáng duy nhất ấy tuy không đủ cho cả gian phòng nhưng nó vừa kịp cho Johnny Troix nhìn thấy gương mặt xa xa là người tình năm xưa. Cũng mái tóc ấy, đôi mắt ấy, chiếc mũi thon nhỏ từng làm ông một thời mê đắm, nhưng hiện giờ trên khóe mép lại hiện ra… một dòng máu tươi. Đôi mắt nhìn ông đăm đăm, buồn rầu. Johnny Troix run bắn người lên, lắp bắp:
Tôi… có lỗi với em. Hãy tha thứ cho tôi. Nhiều năm qua tôi đã ăn năn lắm rồi…
Gương mặt sương khói kia chầm chầm lắc đầu. Điều làm cho Johnny Troix càng kinh sợ hơn là đôi môi của người đàn bà không hề mấp máy, nhưng từ đâu đó – như dưới âm ty – vọng lại tiếng nói yếu ớt:
Ông hối hận thực sao…? Nếu thế tại sao ông không đi tìm con xem nó là trai hay gái… sống chết ra sao… rồi ông còn lấy vợ khác nữa… Ha! Ha! Ông đáng tội lắm…
Johnny hét lên kinh hoàng khi thấy những móng tay nhọn hoắt giơ lên cao, từ từ tiến về phía mình. Ông bỏ chạy về phòng, lay vợ dậy:
Quỷ, bà ơi… có quỷ…
Không biết do ai mà đèn trong toàn bộ gian nhà lại bật sáng, lúc ấy người vợ choàng tỉnh và hết sức ngạc nhiên.
Chuyện gì thế anh?
… Quỷ… nó ở ngoài kia…
Kip càu nhàu:
Quỷ? Anh làm sao thế? Đèn sáng thế này thì quỷ ở đâu ra?
Lạ thật. Lúc nãy đèn trong phòng đã tắt kia mà…
Anh mơ ngủ thôi. Nằm xuống ngủ tiếp đi anh.
Rồi Kip thiếp ngủ, Johnny Troix đành chịu: “sức đàn bà trẻ mà…”. Nhưng ông thì chẳng tài nào chợp mắt được. Nửa giờ sau, lúc ông cảm thấy hết sức mỏi mệt thì ở nhà ngoài đột nhiên lại vang lên tiếng rên rỉ.
Johnny Troix bật dậy lay Kip.
Bà ơi… dậy đi… có quỷ.
Gì vậy anh?
Này… Bà… lắng nghe đi Kip. Không còn nghi ngờ gì nữa…
Kip lắng nghe và quả thật, bên ngoài có tiếng rên rỉ thậm chí lại gào lên thật đáng sợ.
Nhưng Kip không tin.
Nếu có quỷ thì ít nhất em và anh cũng ohải xem chuyện gì xảy ra chứ? Đi, mình ra ngoài xem sao.
Nhưng khi hai người đi tới phòng ngoài thì ra tiếng gào thét kia hình như là của… một bộ phim đang chiếu trên ti-vi. Kip bật cười ngặt nghẽo:
Ôi! Hoá ra đây là quỷ của anh chớ gì? Ông ơi, ông quên tắt ti-vi rồi lại sợ hoảng lên khi ti-vi chiếu phim kinh dị. Em đi ngủ đây và anh nhớ, đừng gọi em nữa, em không thức dậy đâu. Chúc ngủ ngon, anh yêu…
Johnny Troix bán tín bán nghi. “Mình đâu có ngủ mê, không hiểu sao lạ lùng thế…”
Giữa đêm, Johnny Troix thức giấc lần nữa, ông quờ tay sang bên, không thấy Kip đâu. Đèn trong phòng tắt tự lúc nào, và ông hết sức lo lắng khi nhận ra chỗ nằm lạ hơn bình thường: ghế sa-lon ngoài phòng khách chứ không phải giường ngủ. Johnny Troix vừa quơ tay lên phía trên đầu thì chạm phải một bàn tay giá lạnh mà ông đoan chắc là của người chết. Ông bật ra khỏi ghế khi nhìn kỹ đó là một người đàn bà – người tình cũ – và cũng là bóng ma đã hành hạ ông gần như suốt đêm.
Chúa ơi! Tha cho tôi…
Tha? Ông… không nhớ là ông đã… giết tôi ra sao hả?
Tôi… tôi chỉ lỡ tay… tại em ép tôi quá. Em dồn tôi vào chân tường khi bảo rằng sẽ tố cáo tôi với cảnh sát… Tôi… không ngờ cớ sự xảy ra như thế!…
Đột ngột, đèn trong phòng lại tắt. Rồi đèn lại tự nhiên sáng lên, Johnny Troix không còn thấy trong phòng có ai cả. Tất cả rơi vào khoảng không tĩnh lặng đến ghê rợn. Hết chịu nổi nữa, Johnny Troix nhấc điện thoại gọi cảnh sát.
Cũng giống như đối với Kip, cảnh sát vẫn chẳng tìm thấy gì. Họ hỏi Kip:
Thưa bà, bà có thấy gì không?
Kip thực thà đáp:
Tôi chẳng nghe thấy gì hết. Chắc là ông nhà tôi ngủ mê đấy.
Viên cảnh sát vừa đi ra vừa lẩm bẩm, giọng không giấu được vẻ giễu cợt:
Thấy chưa. “Đó là hậu quả của việc già mà còn ham vợ trẻ”. Chả trách…
Đêm sau, rồi đêm sau nữa, tình trạng cứ lặp lại như cũ. Buổi tối Johnny Troix cảm thấy kinh sợ bao nhiêu thì ban ngày lại cáu gắt bấy nhiêu.
Eliza sống trong “cộng đồng Harlem” ấy từ ngày còn bé (Harlem là khu cư trú tồi tàn dành cho người da màu nghèo khó ở Mỹ). Mãi đến năm 10 tuổi, cô bé mới lờ mờ nhận ra rằng mình không có cha mẹ. Những lần Eliza gặng hỏi, bà ngoại chỉ ậm ừ cho qua chuyện, điều đó càng làm cô tò mò hơn. Mười năm sau, trong một dịp tình cờ, Eliza mới phát hiện ra quyển nhật ký của mẹ, đó là một điều bí mật làm cô đau đớn và căm giận.
“… Brussels, ngày… tháng… năm…
Không hiểu sao ông ấy nhìn mình bằng ánh mắt rất lạ. Nhất là lúc khám bệnh, không hiểu sao ông ta cứ một mực đòi phải “khám bệnh lý toàn thân” của mình… Mình vẫn biết rằng đến bác sĩ khám bệnh là phải như thế. Nhưng… dẫu sao mình vẫn ngại. Mình còn con gái mà. Rồi ông ta lại không muốn lấy tiền nữa chứ, nhưng bốn mươi franc Bỉ chớ có ít đâu. Đã vậy, ông ta còn hẹn lần sau tới khám sẽ tính tiền luôn một thể…”
15 ngày sau, cô gái trong quyển nhật ký đã trở thành tình nhân của ông bác sĩ. Họ chênh lệch tuổi khá cao: 25. Không phải vì tình mà cô gái buộc phải sống với người đàn ông hơn cô khá nhiều tuổi.
“… Brussels, ngày… tháng… năm…
… Hôm nay là ngày buồn nhất trong đời mình. Làm sao mình biết được thuốc đó là thuốc mê. Vả lại, thái độ của ông ta cũng không có gì làm mình phả nghi ngờ. Ông ta nói: “Loại thuốc này cô phải uống ngay sau khi khám mới có hiệu quả…” và mình tưởng thật để rồi tỉnh dậy trong vòng tay ông ta, không một mảnh vải che thân. Chuyện đã lỡ rồi…
Nhưng đó vẫn chưa phải là ngày đau đớn nhất trong đời cô gái trẻ ấy. Eliza đọc suốt gần 70 trang nhật ký còn lại, quả là những tháng ngày mật ngọt tình yêu mà mẹ cô dâng hiến cho một người thuộc tầng lớp “trên”. Cái chuyện “không chồng mà có con” ấy chẳng có gì quan trọng, thậm chí là bình thường trong con mắt của cư dân nghèo khó ở Brussels. Có điều mối tình đó không kéo dài được lâu.
“… Brussels, ngày… tháng… năm…
… Thật là đáng tội cho mình. Tại sao mình không kiên quyết dứt khoát ngay từ đầu, nên chuyện xảy ra mà mình thật cũng không ngờ nổi, ông ấy lại tệ đến thế. Chiều nau khi đẩy mình vào giường của gã đàn ông có râu quai nón, ông ta thản nhiên đến độ không ngờ được. Mình chẳng còn thiết sống nữa, nhưng phải trả thù. Ông ta là bác sĩ, liệu mình trả thù bằng cách nào đây? Mình phải…”
Eliza không đọc được nữa, vì quyển nhật ký viết tới đó đã bị cắt ngang, nhoè nhoẹt nước mắt. Số phận của mẹ cô bi thảm đến vậy sao? Đến lúc Eliza cầm trên tay quyển nhật ký ấy, ngoại cô mới chịu nói ra sự thật:
Lúc cháu được 4 tuổi, đêm nọ, mẹ cháu đãbỏ đi đâu mất. Nhiều năm trôi qua, không có tin tức gì về mẹ cháu cả. Bà có đến tìm người bác sĩ là cha cháu để hỏi, nhưng ông ta bảo rằng không biết và phủ nhận toàn bộ mối quan hệ với mẹ cháu.
Nhà ông ta ở đâu hả ngoại?
Gã có một phòng khám ở đường số 4, ngay khu trung tâm thủ đô, căn nhà rộng lắm.
Ông ta cỡ chừng bao nhiêu tuổi hở ngoại?
Gã chỉ kém ngoại hai tuổi. Nhưng con hỏi để làm gì?
Con chỉ có một ước muốn duy nhất: tìm ra sự thật và đem lại công lý cho mẹ con.
Cô gái tìm đến một ngôi nhà lớn nằm khuất dưới tàn cây râm mát. Khi Eliza tới, cô bắt gặp ngay trước vướn hoa cạnh cổng một người đàn ông – hay nói đúng hơn là một ông lão gần 70 tuổi, dáng người to cao, bệ vệ, đang bước tới lui, chắc là để tắm nắng. Nếu đúng như mô tả của bà ngoại thì đây chính là ông ta, bác sĩ Johnny Troix Mackensew, người có thể là cha của cô.
Cháu tìm ai?
Dạ… cháu tới… khám bệnh.
Tiền sảnh là một căn phòng rộng đầy ánh sáng do có nhiều cửa sổ mở toang. Johnny Troix ngả lưng xuống chiếc ghế dựa, vừa đặt ống nghe xuống bàn, gọi với ra sau nhà.
Kip, lấy dùm anh ống đo nhiệt độ.
Một phụ nữ khá đẹp, trẻ hơn một nửa tuổi của Johnny Troix nhanh nhẹn đi lên.
Vợ ông?
Đúng đó cháu. À mà này, hình như bác thấy mặt cháu quen lắm, gương mặt của một người mà bác từng gặp qua.
Thưa… chắc là bác nhầm.
“Ông ta bây giờ sống ung dung, an nhàn bên một người đàn bà khác, còn mẹ mình thì không biết đã đi đâu, hay là đã chết mất xác ở nơi nào rồi…”
Eliza nghiến răng căm giận người đàn ông bội bạc. Bất kể ông ta có là cha ruột hay không, cô quyết phải đòi lại công bằng cho mẹ.
Suốt ngày hôm đó Johnny Troix đâm ra bần thần. Một hình bóng oan khiên lẩn khuất trong ông nhiều năm nay đột ngột trở về khiến ông bị dằn vặt. Mãi đến nửa đêm ông vẫn chưa ngủ được. Từ phía nhà ngoài bỗng vang lên những tiếng động lạ lùng, có lúc nghe như tiếng chân người kéo lê dây xích sắt loảng xoảng đi qua đi lại, rồi có tiếng khóc nho nhỏ nghe như tiếng rên rỉ ai oán, Johnny Troix ngạc nhiên: “Sao lạ vậy. Mình mơ ngủ chăng…”. Ông tự véo vào người để kịp nhận ra rằng mình đang thức giấc. Ông định đánh thức người vợ trẻ để cùng đi với mình ra nhà ngoài, nhưng thấy cô ta ngủ say quá nên ông ngồi dậy, một mình bước chầm chậm ra khỏi phòng. Johnny vừa ra được tới cửa phòng thì đột nhiên toàn bộ đèn trong nhà vụt tắt. Bóng tối bao trùm, Johnny còn đang phân vân không biết có nên đi tiếp hay không thì ngay khung cửa sổ xuất hiện một bóng đen. Và cùng lúc ấy, chiếc bàn bên ngoài được một bàn tay vô hình nào đó thắp lên một ngọn nến. Ánh sáng duy nhất ấy tuy không đủ cho cả gian phòng nhưng nó vừa kịp cho Johnny Troix nhìn thấy gương mặt xa xa là người tình năm xưa. Cũng mái tóc ấy, đôi mắt ấy, chiếc mũi thon nhỏ từng làm ông một thời mê đắm, nhưng hiện giờ trên khóe mép lại hiện ra… một dòng máu tươi. Đôi mắt nhìn ông đăm đăm, buồn rầu. Johnny Troix run bắn người lên, lắp bắp:
Tôi… có lỗi với em. Hãy tha thứ cho tôi. Nhiều năm qua tôi đã ăn năn lắm rồi…
Gương mặt sương khói kia chầm chầm lắc đầu. Điều làm cho Johnny Troix càng kinh sợ hơn là đôi môi của người đàn bà không hề mấp máy, nhưng từ đâu đó – như dưới âm ty – vọng lại tiếng nói yếu ớt:
Ông hối hận thực sao…? Nếu thế tại sao ông không đi tìm con xem nó là trai hay gái… sống chết ra sao… rồi ông còn lấy vợ khác nữa… Ha! Ha! Ông đáng tội lắm…
Johnny hét lên kinh hoàng khi thấy những móng tay nhọn hoắt giơ lên cao, từ từ tiến về phía mình. Ông bỏ chạy về phòng, lay vợ dậy:
Quỷ, bà ơi… có quỷ…
Không biết do ai mà đèn trong toàn bộ gian nhà lại bật sáng, lúc ấy người vợ choàng tỉnh và hết sức ngạc nhiên.
Chuyện gì thế anh?
… Quỷ… nó ở ngoài kia…
Kip càu nhàu:
Quỷ? Anh làm sao thế? Đèn sáng thế này thì quỷ ở đâu ra?
Lạ thật. Lúc nãy đèn trong phòng đã tắt kia mà…
Anh mơ ngủ thôi. Nằm xuống ngủ tiếp đi anh.
Rồi Kip thiếp ngủ, Johnny Troix đành chịu: “sức đàn bà trẻ mà…”. Nhưng ông thì chẳng tài nào chợp mắt được. Nửa giờ sau, lúc ông cảm thấy hết sức mỏi mệt thì ở nhà ngoài đột nhiên lại vang lên tiếng rên rỉ.
Johnny Troix bật dậy lay Kip.
Bà ơi… dậy đi… có quỷ.
Gì vậy anh?
Này… Bà… lắng nghe đi Kip. Không còn nghi ngờ gì nữa…
Kip lắng nghe và quả thật, bên ngoài có tiếng rên rỉ thậm chí lại gào lên thật đáng sợ.
Nhưng Kip không tin.
Nếu có quỷ thì ít nhất em và anh cũng ohải xem chuyện gì xảy ra chứ? Đi, mình ra ngoài xem sao.
Nhưng khi hai người đi tới phòng ngoài thì ra tiếng gào thét kia hình như là của… một bộ phim đang chiếu trên ti-vi. Kip bật cười ngặt nghẽo:
Ôi! Hoá ra đây là quỷ của anh chớ gì? Ông ơi, ông quên tắt ti-vi rồi lại sợ hoảng lên khi ti-vi chiếu phim kinh dị. Em đi ngủ đây và anh nhớ, đừng gọi em nữa, em không thức dậy đâu. Chúc ngủ ngon, anh yêu…
Johnny Troix bán tín bán nghi. “Mình đâu có ngủ mê, không hiểu sao lạ lùng thế…”
Giữa đêm, Johnny Troix thức giấc lần nữa, ông quờ tay sang bên, không thấy Kip đâu. Đèn trong phòng tắt tự lúc nào, và ông hết sức lo lắng khi nhận ra chỗ nằm lạ hơn bình thường: ghế sa-lon ngoài phòng khách chứ không phải giường ngủ. Johnny Troix vừa quơ tay lên phía trên đầu thì chạm phải một bàn tay giá lạnh mà ông đoan chắc là của người chết. Ông bật ra khỏi ghế khi nhìn kỹ đó là một người đàn bà – người tình cũ – và cũng là bóng ma đã hành hạ ông gần như suốt đêm.
Chúa ơi! Tha cho tôi…
Tha? Ông… không nhớ là ông đã… giết tôi ra sao hả?
Tôi… tôi chỉ lỡ tay… tại em ép tôi quá. Em dồn tôi vào chân tường khi bảo rằng sẽ tố cáo tôi với cảnh sát… Tôi… không ngờ cớ sự xảy ra như thế!…
Đột ngột, đèn trong phòng lại tắt. Rồi đèn lại tự nhiên sáng lên, Johnny Troix không còn thấy trong phòng có ai cả. Tất cả rơi vào khoảng không tĩnh lặng đến ghê rợn. Hết chịu nổi nữa, Johnny Troix nhấc điện thoại gọi cảnh sát.
Cũng giống như đối với Kip, cảnh sát vẫn chẳng tìm thấy gì. Họ hỏi Kip:
Thưa bà, bà có thấy gì không?
Kip thực thà đáp:
Tôi chẳng nghe thấy gì hết. Chắc là ông nhà tôi ngủ mê đấy.
Viên cảnh sát vừa đi ra vừa lẩm bẩm, giọng không giấu được vẻ giễu cợt:
Thấy chưa. “Đó là hậu quả của việc già mà còn ham vợ trẻ”. Chả trách…
Đêm sau, rồi đêm sau nữa, tình trạng cứ lặp lại như cũ. Buổi tối Johnny Troix cảm thấy kinh sợ bao nhiêu thì ban ngày lại cáu gắt bấy nhiêu.