Đăng ngày: 7/31/13
Chàng sinh viên y khoa Richard Brakemon đã chuyển đến phòng số bảy tại khách sạn nhỏ “Stevence” ở số sáu phố Alfred Stevence sau khi liên tiếp vào ba ngày thứ Sáu trước tại chính căn phòng đó có ba người treo cổ tự tử trên cái xà ngang cửa sổ.

Người thắt cổ đầu tiên là một tay chào hàng người Thụy Sỹ. Chỉ mãi đến tối thứ Bảy người ta mới phát hiện ra xác anh ta, bác sĩ đã xác định được rằng anh ta chết vào quãng giữa năm và sáu giờ chiều thứ Sáu hôm qua. Cái xác treo lủng lẳng dưới một cái móc to được đóng chặt vào khung cửa sổ ở đúng chỗ mà cái khung ấy tạo ra một cái giá chữ thập, và có lẽ nó được dùng để treo áo. Kẻ tự vận đã treo mình bằng cái dây rèm, cửa sổ đóng. Bởi lẽ cửa sổ rất thấp nên hai dầu gối của kẻ xấu số thõng chạm sàn phòng, điều đó chứng tỏ anh ta phải bộc lộ sức mạnh ý chí ghê gớm lắm để thực hiện cái ý định quyên sinh của mình. Sau đó người ta biết thêm được là anh ta đã có vợ và cái chết này khiến anh ta bỏ lại bốn đứa con; ngoài ra, người ta cũng biết hoàn cảnh kinh tế của người chết là hoàn toán sung túc và anh ta là người vui tính và vô tư lự.
Vụ tự tử thứ hai trong căn phòng này không khác lắm với vụ thứ nhất. Nghệ sĩ Krauze vốn biểu diễn các trò ảo thuật tung hứng trên xe đạp cho một rạp xiếc và tiết mục ảo thuật của anh rất ăn khách, anh ta cũng chuyển tới phòng số bảy hai ngày sau đó. Vì anh ta không tới rạp xiếc vào ngày thứ Sáu sau đó nên ông giám đốc cử một nhân viên soát vé và xếp chỗ đến gọi anh ta. Ông nhân viên đã thấy nhà nghệ sĩ ảo thuật chết treo dưới cái xà ngang cửa sổ trong căn phòng số bảy không khóa: đúng như cái khung cảnh mà vị khách trọ đầu tiên đã chết. Vụ tự vẫn này chẳng kém bí ẩn hơn vụ đầu. Nhà nghệ sĩ rất được công chúng ái mộ này được trả lương rất cao, anh mới chỉ hai mươi lăm tuổi và đã nếm đủ mọi niềm vui sướng của cuộc đời. Và người quá cố cũng chẳng để lại một dòng thư tuyệt mệnh cũng như bất kỳ lý do gì giải thích hành vi của mình. Sau cái chết của mình anh không còn ai thân thích, trừ bà mẹ mà cứ ngày đầu tiên hàng tháng cậu con trai đều cẩn thận gửi hai trăm mark về chu cấp cho bà.
Đối với bà Dubonnais, nữ chủ nhân khách sạn này, nơi rất hãn hữu có khách hàng là người thuộc đám nghệ sĩ của các nhà hát tạp kỹ ở khu Monmartre kế cận, thì vụ tự sát bí ẩn thứ nhì kia quả đã có những hậu quả thật tồi tệ. Một số khách trọ đã rời khách sạn. Còn những khách hàng thường xuyên khác của bà thôi không còn ghé lại đây nữa. Bà liền tới hỏi ý kiến và lời khuyên của ông bạn thân, ngài chánh cẩm khu vực chín, ông này hứa với bà là sẽ làm tất cả những gì thuộc thẩm quyền mình. Và trên thực tế, ông ta không chỉ bắt tay điều tra nguyên do tự vẫn của hai vị khách trọ một cách mẫn cán, nhiệt tâm mà còn tìm được cho bà ta một khách trọ mới cho căn phòng bí ẩn kia.
Charles Maria Cheaumie phục vụ ở cục cảnh sát và tình nguyện đồng ý đến ở phòng số bảy, ông ta từng là một con sói biển già đời đã tòng ngũ thủy quân mười một năm ở hạm đội. Khi ông ta còn mang hàm trung sĩ thì đã ngược xuôi tới vùng Bắc kỳ và Trung kỳ Việt Nam nhiều lần, từng một mình đứng gác trên vọng gác nhiều đêm ròng và nhiều lần chơi cho bọn cướp biển hàng tràng đạn liên thanh khi chúng mang cờ vàng mon mem đến gần chòi gác trong bóng tối mịt mùng. Bởi thế nên người ta có cảm giác ông ta sinh ra trên đời để saÜn sàng đón gặp “những bóng ma” mà bây giờ đã làm cho dãy phố Alfred Stevence trở nên khét tiếng. Ông Cheaumie dọn vào phòng ở chiều tối Chủ nhật và sau khi ngủ ngon lành, thầm cảm ơn bà chủ khách sạn Dubonnais đã khoản đãi bữa ăn tối thật ngon và thịnh soạn.
Hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối Cheaumie phải đến gặp chánh cẩm để báo cáo ngắn gọn về mọi sự. Mấy ngày đầu những báo cáo ấy chỉ giới hạn ở lời thông báo rằng tất cả đếu ổn thỏa và ông không hề thấy gì hết. Song vào chiều tối thứ Tư thì ông ta cho biết bắt đầu dò được những dấu vết nào đó. Với yêu cầu của ngài chánh cẩm cần trìng bày rõ hơn thì ông ta chối từ và nói thêm rằng hiện thời ông ta chưa tin chắc kiệu sự phát hiện đó có mối liên hệ nào với hai vụ tự tử trong căn phòng này hay không. Vả lại ông cũng bảo rằng ông sợ trở nên lố bịch, buồn cười và rằng ông ta sẽ kể tỉ mỉ hơn khi có đủ tự tin. Ngày thứ Năm ông ta xử sự kém tự tin hơn và đồng thời có vẻ nghiêm trọng hơn, nhưng ông ta chẳng kể ra điều gì mới mẻ cả. Vào sáng thứ Sáu ông có vẻ bị kích động mạnh, ông ta nói nửa đùa nửa thật rằng dù thế nào đi nữa thì cái cửa sổ đó thực sự có một sức thu hút kỳ lạ nào đó. Song ông Cheaumie khẳng định điều này tuyệt nhiên không có mối liên hệ gì đến việc tự sát và chắc người ta sẽ chế nhạo ông nếu ông nói thêm điều gì đó vào những gì đã kể. Buổi chiều hôm ấy ông không đến đồn cảnh sát nữa: người ta thấy ông chết treo cổ ở thanh xà ngang cửa sổ trong căn phòng đã ở.
Lần này thì cảnh huống tự tử cũng hệt như hai vụ trước đến từng chi tiết nhỏ: hai chân kẻ thắt cổ chạm sàn nhà, thay vì dây thừng thì một sợi dây lấy từ rèm cửa được dùng để tự vẫn. Cửa sổ mở, cửa ra vào không khóa; cái chết đến vào lúc sáu giờ chiều. Mồm kẻ chết treo cứ há hốc, lưỡi thè lè ra ngoài.
Hậu quả của vụ chết người thứ ba ở trong căn phòng số bảy là vào hôm ấy, tất cả các khách trọ của khách sạn “Stevence” đã ra đi; ngoại trừ một ông giáo người Đức ở phòng số mười sáu, song việc ở lại này có lý do của nó: ông ta lợi dụng việc này để giảm được tiền thuê phòng xuống một phần ba: một sự an ủi quá nhỏ nhoi cho bà Dubonnais là việc ngày hôm sau cô Mari Garder, minh tinh nhà hát Opera Comique đã đi một cỗ xe ngựa rất sang trọng đến gặp bà và trả hai trăm frăng để mua sợi dây màu mà kẻ xấu số đã dùng để treo cổ tự vẫn. Cô ấy làm như vậy là vì cái vật đó sẽ mang lại hạnh phúc và hơn nữa, người ta sẽ viết về việc này trên báo chí.
Nếu việc nói trên lại xảy ra ngay vào mùa hè, tháng Bảy hay tháng Tám chẳng hạn thì bà Dubonnais chắc sẽ nhận được số tiền bán nhượng sợi dây kia gấp ba lần vì lúc đó báo chí có thể dành trọn cả một tuần viết kín các cột báo về chủ đề này. Nhưng vào giữa mùa chính trị sôi nổi này thì báo chí còn vướng bận biết bao đề tài: nào bầu cử, nào các sự kiện ở Marốc, ở Ba Tư, nhà văn vỡ nợ tại New York, rồi ba vụ án chính trị, và thực tế báo chí không còn chổ để đăng tải sự vụ kia nữa. Kết quả là biến cố trên phố Alfred Stevence thu hút ít sự chú ý hơn là nó đang có. Nhà đương cục đến lập biên bản ngắn ngủi, và chỉ có thế là vụ án kết thúc.

Chàng sinh viên y khoa Richard Brakemon chỉ biết có biên bản đó thôi khi quyết định thuê cho mình căn phòng ấy.

Chàng hoàn toàn chẳng biết một yếu tố, một chi tiết nhỏ, vả lại chi tiết đó lại nhỏ nhoi và tầm thường đến nỗi ngài chánh cẩm và chẳng ai trong số những nhân chứng thấy cần thiết phải thông báo cho các phóng viên biết đến. Chỉ mãi sau này, sau khi câu chuyện kỳ lạ xảy ra với chàng sinh viên, người ta mới sực nhớ đến sự việc bé nhỏ ấy. Sự thể là khi các nhân viên cảnh sát gỡ viên trung sĩ Charles Maria Cheaumie ra khỏi cái thòng lọng oan nghiệt thì một con nhện đen to kình bò từ mồm ông ta ra. Người hầu phòng lấy ngón tay búng con nhện và thốt lên:
- Quỷ tha ma bắt, lại cái con côn trùng độc địa này.
Sau đó trong thời gian điều tra vụ việc liên quan đến Brakemon, anh ta thông báo rằng khi lôi xác người chào hàng Thụy Sỹ kia ra khỏi sợi dây thắt cổ thì đúng con nhện này đã bò từ vai ông ta xuống. Nhưng Richard Brakemon không hề biết việc đó.
Chàng đã dọn tới ở phòng số bảy hai tuần sau vụ treo cổ tự tử thứ ba, ấy là vào ngày Chủ nhật. Chàng ghi vào nhật ký tất cả những gì đã nếm trải trong căn phòng ấy.
Nhật Ký Của Richard Brakemon, Chàng Sinh Viên Y Khoa.
Thứ Hai, ngày Hai mươi tám tháng Hai.
Mình bắt đầu ở căn phòng này ngày hôm qua. Sau khi mở hai gói đồ mình bỏ các đồ đạc ra và sau đó đi nằm nghỉ. Mình ngủ thật ngon, đồng hồ điểm chín giờ khi có tiếng gõ cửa đánh thức mình dậy. Đó là bà chủ mang bữa ăn sáng lên cho mình. Bà ấy đặc biệt quan tâm đến mình, điều đó được thấy rõ theo món trứng, món giăm bông và ly cà phê tuyệt ngon mà bà đích thân mang vào phòng. Mình rửa mặt và mặc quần áo, rồi sau đó bắt đầu quan sát xem người hầu phòng dọn dẹp phòng mình thế nào. Đồng thời mình châm tẩu.
Thế là mình đã ở đây rồi. Mình hiểu rõ là mình đã can dự vào một trò chơi nguy hiểm, nhưng cùng lúc ấy mình nhận thức được rằng sẽ đạt được nhiều điều nếu lần ra được dấu vết đích thực. Nếu như trước đây Paris thật dễ sống, giờ đây để tồn tại ở Paris ấy đâu có rẻ như trước, thì mình bất luận thế nào cũng có thể đặt cược cái cuộc đời chẳng lâu dài gì của mình. Nhưng chính ở đây có một cơ hội: thật là tuyệt, mình sẽ thử vận may của mình.
Tuy nhiên cả những người khác cũng muốn được thử vận may. Không ít hơn hai mươi bảy người, một số tới cơ quan cảnh sát, một số khác tới thẳng chỗ bà chủ để yêu cầu được ở căn phòng đó. Trong số những kẻ kỳ vọng có cả ba phụ nữ. Như vậy chẳng thiếu người trong cuộc cạnh tranh này: có lẽ tất thảy mọi người đó cũng nghèo kiết như mình.
Nhưng mình “đã được cuộc”. Vì sao nhỉ? Chà, có lẽ, mình là người duy nhất đã phỉnh được cảnh sát nhờ một “ý tưởng”. Còn phải nói, ý tưởng ấy quả là hay! Tất nhiên, đó chẳng gì khác hơn một tin vịt mà thôi.
Chính những lời tường trình ấy là được dành cho cảnh sát, và bởi thế nên giờ đây mình khoái trá muốn nói với các ngài ấy rằng mình đã khéo phỉnh phờ được họ. Nếu ngài chánh cẩm là một con người khôn ngoan thì ông ta sẽ nói: “Hừm, chính vì thế mà tay Brakemon ấy là người thích hợp hơn cả”.
Tuy vậy mình cũng thờ ơ, chẳng xao động gì nếu sau này ông ta có nói như thế. Giờ đây, dù thế nào đi chăng nữa, mình đã ngồi đây rồi. Và mình cho cái việc mình xỏ mũi được các đức ông ấy là một điềm tốt đẹp.
Mình bắt đầu từ việc đến gặp bà Dubonnais, nhưng bà đẩy mình lại cơ quan cảnh sát. Suốt một tuần mình lui tới đó và hàng ngày chỉ nhận được độc một câu trả lời rằng đề nghị của mình đã “được nhận để cứu xét” và rằng mình phải đến vào ngày mai. Phần lớn những kẻ tranh đua với mình đã nhanh chóng lùi bước, rất có thể là họ muốn làm việc gì đó khác hơn là cứ ngồi trong cơ quan cảnh sát ngột ngạt để chờ đợi hàng giờ liền. Còn đối với mình thì có lẽ sự kiên trì của mình đã khiến thậm chí ngài chánh cẩm không thể Énhẫn nại hơn được nữa. Cuối cùng ông ta tuyên bố với mình một cách kiên quyết để mình không còn tới đó nữa, vì việc này sẽ chẳng dẫn đến kết quả gì hết. Ông ta bảo là rất cảm ơn mình cũng như cảm ơn mọi người khác do thiện ý của mình, nhưng những “lực lượng tài tử, không chuyên nghiệp” không hề cần thiết cho công việc này. Nếu như mình chẳng hề có một kế hoạch hành động được soạn thảo kỹ lưỡng thì sẽ chẳng ăn nhằm gì hết…
Mình đã bảo ông ta rằng có một kế hoạch hành động. Lẽ đương nhiên mình đã chẳng có kế hoạch nào sất và mình không thể nói cho ông ta hay dù chỉ một lời về cái kế hoạch ấy. Nhưng mình đã tuyên bố với ông ta rằng mình sẽ công bố kế hoạch của mình, một kế hoạch rất hay, nhưng rất nguy hiểm, có thể đem lại các kết quả mà hoạt dộng của các viên cảnh sát nhà nghề vẫn dẫn tới, chỉ trong trường hợp nếu ông ta hứa với mình rằng sẽ đích thân nhận thực hiện kế hoạch đó. Nhờ có thế mà ông ta hết lòng cảm ơn mình và bảo ông ta có chút thì giờ nào để soạn ra được một kế hoạch như thế. Nhưng ở đây mình đã nhận thấy là có chỗ dựa, hơn thế nữa, ông ta hỏi liệu mình có thể tiết lộ kế hoạch đó cho ông ta biết hay không.
Mình đã làm điều đó. Mình kể cho ông ta nghe một thứ huyễn hoặc vô cùng mà trước đó một giây mình chẳng có một chút khái niệm nào hết, tự mình cũng chẳng hay điều đó xuất hiện từ đâu mà lọt vào đầu mình.

Mình bảo ông ta rằng trong mọi thời khắc của một tuần thì nổi bật lên một giờ có ảnh hưởng thần bí, kỳ lạ nào đó đến con người ta. Ấy là giờ chúa Kitô biến khỏi ngôi mộ của Người để xuống địa ngục, tức là giờ thứ sáu buổi chiều ngày cuối cùng của tuần lễ theo lịch Do Thái.

Mình cũng nhắc ông ấy rằng chính vào giờ đó, thứ Sáu, giữa năm và sáu giờ đã xảy ra ba vụ tự sát. Mình không thể nói gì hơn nữa với ông ta, mình nhắc ông ta như thế, nhưng sau đó có đề nghị ông ấy chú ý đến Mặc Khải của thánh Giăng.
Ngài chánh cẩm nhíu mày tựa hồ như đã hiểu được điều gì đó, ông ta cảm ơn mình và đề nghị đến buổi chiều lại đến nữa. Mình vốn là người chính xác về giờ giấc nên đã đến đúng giờ hẹn tại văn phòng ông ta. Trước mắt ngài cẩm ở trên bàn có cuốn Kinh Tân Ước. Vào thời gian xảy ra chuyện ấy mình cũng có phần khảo cứu tương tự: mình đã đọc hết sách Khải Huyền và chẳng hiểu lời nào trong đó cả. Rất có thể ngài chánh cẩm thông thái hơn mình, bất luận thế nào thì ông ta cũng rất nhã nhặn tuyên bố rằng bất chấp sự ngụ ý tối nghĩa của mình thì ông ta cũng đoán định được kế hoạch mình đưa ra. Sau đó ông ta bảo là saÜn sàng ủng hộ ý muốn của mình và trợ giúp mình ở mức có thể được.
Phải thừa nhận rằng ông ta cực kỳ ân cần, cởi mở với mình. Ông ta đã ký kết với bà chủ khách sạn một điều kiện mà theo đó bà ta có bổn phận chăm nưôi mình hoàn toàn trong khách sạn. Ngài chánh cẩm cũng giao cho mình khẩu súng lục rất nhạy và một chiếc còi cảnh sát; các viên cảnh sát trực ban được lệnh phải thường xuyên hơn nữa đi tuần phòng dọc con phố nhỏ Alfred Stevence và saÜn sáng tới chỗ mình ngay khi có một dấu hiệu mình đưa ra. Nhưng quan trọng hơn hết là việc ngài đã đặt trong phòng mình một chiếc điện thoại để bàn, tạo cho mình điều kiện có thể luôn luôn liên lạc được với đồn cảnh sát. Đồn cảnh sát cách đây cả thảy có bốn phút đi bộ, và bởi thế mình sẽ được trợ giúp rất nhanh nếu có xảy ra chuyện gì khẩn trương. Sau khi lưu ý đến tất cả những lẻ nói trên thì mình không thể hình dung mình sợ cái gì cơ chứ.
Thứ Ba, ngày mồng Một tháng Ba.
Cả hôm qua lẫn hôm nay chẳng có chuyện gì xảy ra. Bà Dubonnais đã đem đến một sợi dây mới để lồng rèm cửa lấy từ phòng bên cạnh, vì giờ đây trong khách sạn này phần lớn phòng là trống vắng. Nói chung, bà tận dụng bất cứ dịp nào đến chỗ mình, và mỗi lần ấy bà đếu đem một cái gì đó tới. Mình đề nghị bà kể lại một lần nữa cho mình nghe toàn bộ chi tiết về những gì đã xảy ra trong căn phòng mình đang ở, song mình chẳng biết thêm điều gì mới nữa cả. Bà ta có một ý kiến độc đáo riêng về nguyên nhân các vụ tự sát. Đối với nhà nghệ sĩ thì bà nghĩ rằng ở đây có dính líu đến một cuộc tình bất hạnh: trước vụ việc đó một năm thì anh này cũng đã từng sống ở đây và có một thiếu phụ trẻ thường ghé thăm anh ta, nhưng lần này thì chẳng thấy bóng dáng cô ta đâu nữa. Còn về ông người Thụy Sỹ thì bà ta không rõ điều gì đã buộc ông ta đi đến một quyết định chết người đến thế, nhưng làm sao mà hiểu hết lòng người? Chà, còn ông trung sĩ thì chẳng nghi ngờ gì nữa, ông ta tự tử chỉ là để chọc tức cô gái ấy mà thôi.
Phải nói rằng những lời giải thích của bà Dubonnais mang cái nét nông cạn nào đấy, nhưng mình cứ để bà ta thả sức nói dông nói dài vì dẫu sao điều đó cũng khiến mình được giải trí.
Thứ Năm, ngày mồng Ba tháng Ba.
Vẫn chưa có điều gì mới. Ngài chánh cẩm gọi điện cho mình chừng hai lần một ngày, mình đáp lại rằng mình thấy rất khỏe, có lẽ lời báo cáo ấy không hoàn toàn làm ông ta thấy thỏa mãn. Mình lấy các cuốn sách y học ra và bắt đầu nghiên cứu, như vậy sự giam hãm tự nguyện sẽ mang lại cho mình ít ra một lợi ích nào đó chứ.
Thứ Sáu, ngày mồng Bốn tháng Ba, hai giờ chiều.
Mình ăn trưa thật ngon miệng: bà chủ đã đãi mình một nửa chai sâm banh cho bữa trưa. Đó quả là nữa ăn thịnh soạn đích thực dành cho kẻ tử tội. Bà ấy nhìn mình tựa hồ mình đã chết đến ba phần tư rồi. Khi rời phòng, nước mắt lưng tròng, bà ấy đề nghị mình đi theo ra cùng: có lẽ bà ấy sợ mình cũng sẽ treo cổ tự vẫn “để chọc tức cô ấy”.
Mình cẩn thận xem xét cái dây mới treo rèm cửa. Như thế có nghĩa là bây giờ mình phải thắt cổ bằng nó chăng? Hừm, mình có quá ít mong muốn để làm việc đó. Hơn nữa, cái dây này cứng quèo và thô nhám khó mà buộc thành thòng lọng được; cần phải có một ham muốn lớm lao để mà theo gương ba kẻ xấu số kia. Giớ mình ngồi bên bàn, bên trái là cái điện thoại, bên phải có khẩu súng lục. Mình không hề cảm thấy dù chút ít hoảng sợ, nhưng trong thân tâm có sự tò mò.
Sáu giờ chiều.
Chẳng gì xảy ra cả, suýt chút nữa mình nói: thật tiếc! Cái giờ độc địa chết chóc ấy đã đến và đã qua, và nó hoàn toàn giống như các thời khắc khác mà thôi. Tất nhiên mình sẽ không phủ định rằng có những khoảnh khắc mình cảm thấy một nỗi ham muốn không gì chế ngự nổi được lại gần cửa sổ, quả đúng như vậy, nhưng mà hoàn toàn vì những động cơ khác! Ngài chánh cẩm đã gọi điện dễ đến mười lần vào khoảng giữa năm giờ và sáu giờ, ông ta cũng tỏ vẻ sốt ruột như chính mình vậy. Nhưng đối với bà Dubonnais thì bà ta thấy hài lòng: qua suốt một tuần rồi mà tay khách trọ ở phòng số bảy vẫn không treo cổ tự vẫn. Thật không tin được!
Thứ Hai, ngày mồng Bảy tháng Ba.
Mình bắt đầu tin rằng sẽ chẳng phát hiện ra điều gì hết và mình có khuynh hướng nghĩ về việc tự tử của ba người trước đây ở căn phòng này là một sự ngẫu nhiên đơn giản. Mình đã yêu cầu ông cẩm thông báo lần nữa toàn bộ các chi tiết của ba vụ tự sát, bởi vì mình thấy rõ là nếu thâm nhập kỹ vào toàn bộ các cảnh huống thì cuối cùng có thể đối mặt với nguyên nhân thực sự. Còn đối với mình thì mình sẽ ở đây lâu chừng nào có thể tùy theo sự việc. Tất nhiên mình không biết Paris, nhưng mình ở đây không mất tiền và được cấp dưỡng rất tốt. Cần phải nói thêm là mình học nhiều, tự cảm thấy rất hài lòng với việc học tập. Và cuối cùng còn có một nguyên nhân níu giữ mình ở đây nữa.
Thứ Tư, ngày mồng Chín tháng Ba.
Như vậy, mình đã tiến thêm một bước. Nàng Clarimoda. Chà, chính mình còn chưa kể gì về nàng Clarimoda cả. Thế là, nàng là “nguyên nhân thứ ba” của mình mà vì đó mình muốn ở lại đây, và vì nàng mà mình đã muốn lại chỗ cửa sổ vào cái giờ “tai ương” ấy, song tuyệt nhiên không phải là để treo cổ. Clarimoda, nhưng vì sao mình lại gọi nàng như vậy? Mình không có một khái niệm nào dù nhỏ bé nhất về tên gọi của nàng, nhưng vì sao lúc đó ở nơi mình bỗng xuất hiện ý muốn gọi nàng là Clarimoda. Và mình saÜn sàng đánh cuộc rằng chính tên nàng là như thế nếu như khi nào có dịp hỏi tên nàng.
Mình đã nhận ra Clarimoda vào ngày đầu tiên. Nàng sống ở phía bên kia của con phố rất hẹp mà khách sạn nơi mình ở nằm tại đó: cửa sổ nhà nàng ở đối diện đúng cửa sổ phòng mình. Nàng ngồi sau tấm rèm bên cửa sổ. Tiện đây cần nói rằng nàng bắt đầu nhìn mình trước khi mình nhàn nàng, rõ ràng là nàng quan tâm đến mình. Ở đây chẳng có gì đáng ngạc nhiên, cả phố biết vì sao mình ở đây, bà Dubonnais đã săn sóc cho việc mình cư ngụ nơi bà.

HẾT!