Lê Mân mất bình tĩnh hất chồng hồ sơ trên bàn xuống đất, những trang giấy rời nhau rơi tung toé khắp nơi.
Mặt đỏ bừng, anh dồn cơn giận xuống nắm tay và giáng mạnh vào vách tường, miệng lẩm nhẩm hậm hực:
- Đình chỉ công tác tôi. Những tên sếp tồi! Chỉ biết khua tay với việc và tận dụng tư duy để vắt kiệt chất xám của người khác, chẳng động não để tìm hiểu vấn đề gì cả. Bán được nhiều xe hơi là cách làm của người chiến thắng. Nhưng công việc bị đình đốn do sự sa sút kinh tế chung, số lượng xe bán ra ít hơn so với dự kiến đâu phải vì tôi thiếu năng lực lãnh đạo…
Mân buồn bực với tay giật lấy chiếc cặp từ trong học bàn rồi hầm hầm bước ra ngoài.
Các nhân viên dừng việc ngẩng nhìn anh. Họ quý Mân ở tài năng, lối sống bình đẳng với mọi người. Tuy nhiên trong lúc làm việc anh rất khắt khe, nguyên tắc và thỉnh thoảng còn nóng tính quát tháo. Họ rất “hoảng” anh về khoản này.
Nhưng không ai để bụng chuyện đó cả. Bởi họ hiểu Mân chỉ muốn tốt cho mọi người, cho nhịp độ của công việc và cho sự phát triển của công ty.
Có người ngầm đặt cho Mân rất nhiều biệt danh, có người truyền tai nhau so sánh “giống hệt các sếp trong phim Hàn Quốc”.
Thế nên, trông thái độ “đóng sầm cửa phòng” của anh, họ biết sếp Mân của mình đang không vui. Mân đọc được ánh mắt dò xét của mọi người, không la hét ai, anh tiến đến bàn thư ký nhẹ giọng: “Cô vào dọn lại mớ giấy tờ vung vãi dưới đất giúp tôi”. Cô thư ký khẽ khàng nhận lệnh. Cả không gian im lìm. Mân quay bước đi, bỏ lại phía sau những tiếng xì xào xen lẫn trong tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Mân đã gần bốn mươi tuổi. Lứa tuổi chín chắn, dày dạn gió sương và đang ở đỉnh cao của sự thành đạt. Anh tốt nghiệp đại học kinh tế khoa quản trị kinh doanh loại giỏi. Sau khi ra trường được một năm, Mân lao vào thực tế cuộc sống. Khi thực hành lý thuyết đã học, anh cảm thấy kiến thức mình còn khá nhiều hạn chế.
Không ngừng cầu tiến, anh đọc thêm, học thêm rất nhiều thậm chí là ở các lĩnh vực khác. Ann bị chuyển công tác lên vùng sâu, nơi mà mọi phương tiện sinh hoạt thiếu thốn nhưng Mân vẫn kiên trì làm việc một cách hăng say. Kỷ niệm sống động nhất của anh thời còn ở rừng là một lần để tóc thật dài như con gái, một lần cạo đầu trọc lóc như các nhà sư tu khổ hạnh trong chốn hoang vu.
Bằng tất cả sự nỗ lực, nhiệt huyết của tuổi trẻ, theo tháng năm Mân dần khẳng định vị trí của mình với xã hội. Và hiện nay anh đang làm giám đốc điều hành của công ty kinh doanh ngành xe hơi, chi nhánh đặt tại Đồng Nai.
Thời tiết hôm nay oi bức, có lẽ trời sắp mưa chiều. Mân lái xe chầm chậm như thả nổi giữa dòng người tấp nập ngược xuôi. Nhìn những người buôn bán từ cửa hàng to, nhỏ đến các quầy hàng di động trên vỉa hè, Mân mỉm cười. Anh cười cho niềm hạnh phúc của họ, cười cho sự chua chát của chính anh. Anh cảm thấy họ đang an vui hơn anh. Bởi họ được làm chủ chính mình, còn anh phải thực thi quyết định của kẻ nắm tiền. Nhiều người mong sở hữu được địa vị của anh, vì họ nghĩ chức vụ ấy đi đôi với quyền lực và sự giàu sang có đẳng cấp.
Nhưng mấy ai hay anh luôn ý thức rằng anh chỉ là kẻ “làm thuê cao cấp” cho người chủ cực kỳ khó tính.
Chẳng hạn như trưa nay, nếu anh chính thức bị sa thải thì tài sản thuộc về anh chỉ là chiếc xách tay và một phong bì gọi là tiền “chia tay”. Anh lại đi tìm chiếc ghế giám đốc mới. Và nếu anh lại tiếp tục bị đuổi việc… cũng chỉ tạo thành vòng lẩn quẩn cho sự tồn tại của đời sống.
Bất chợt Mân suy nghĩ sẽ chọn hướng kinh doanh mới cho bản thân đầy tính tư nhân.
Còn hai con đường nữa là về đến nhà, Mân sực nhớ mình không nên đối diện với vợ bằng bộ dạng thiểu não như thế này. Anh cần một người bạn để tâm sự, để trút nỗi lòng qua những ly bia. Mân đỗ xe vào vệ đường gọi điện cho Dũng và họ hẹn nhau đến quán bia quen thuộc trong khu vực Bình Chánh.
Được gặp bạn, được xẻ chia nỗi niềm, Mân uống rất nhiều bia. Anh cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng hẳn đi. Sảng khoái, say sưa, Mân vỗ vào đùi Dũng cười hả hê:
- May mà có bia đời còn dễ thương Dũng nhỉ?
Dũng say khướt cũng ngả nghiêng cười:
- Đúng đúng… Ờ mà Mân này, ông vẫn còn nhớ Kim Thơ chớ?
- Thơ nào cơ?
- Làm bộ hoài. Con bé tuổi sinh viên, xinh như mộng mà ba năm trước yêu ông muốn điên lên đấy. Một tuần trước tôi có gặp Thơ, con bé trông vẫn dịu dàng như xưa Mân ạ. Ông có cái mã nghệ sĩ, rất đẹp trai, lại cộng thêm chức danh nghề nghiệp nghe khá cộm tai nên khối cô chạy theo ông là phải. Nhưng tôi thấy chỉ có cô bé ấy là được tính nhất và đồng cảm với ông nữa. Uổng nhỉ, cả hai rất xứng đôi.
Mân thở dài, uống cạn ly bia:
- Nhưng tôi chào đời trước Thơ đến mười bốn năm và sau sáu năm cưới vợ, chúng tôi mới gặp nhau. Sự khắc nghiệt của thời gian và nhân duyên! Thơ yêu tôi quên mất bản thân, tôi cũng thương và tôn trọng Thơ nên tự rút lui. Xa nhau là giải pháp đúng đắn giúp cô bé thoát khỏi sự mù quáng của một tình yêu không lối thoát.
Đồng hồ điểm 11 giờ khuya. Mân và Dũng tạm biệt nhau, mỗi người mỗi lối về. Hai chiếc bóng của họ đổ dài dưới ánh đèn vàng vọt. Trời bỗng dưng đổ mưa to. Mân cố vọt hết tốc lực để rút ngắn quãng đường về nhưng mưa càng lúc càng nặng hạt, quất vào mặt anh rát buốt, đôi mắt nhíu lại không tài nào mở ra được. Mân vội vã tấp xe vào một mái hiên nhà lá, co ro núp những cơn gió thốc mạnh.
Mân nhìn ra mênh mông, một màu nước trắng xoá nổi lên giữa màn đêm.
- Biết bao giờ mới tạnh đây? Đường về thì ôi quá xa…
Nghĩ đoạn, thình lình cánh cửa ngôi nhà ấy mở ra khiến Mân giật thót.
- Thì vào nhà em trú mưa đi!
Nhận ra giọng nói quen thuộc, Mân xoay người nhìn cô gái nhỏ nhắn trong chiếc váy trắng dài thướt tha. Anh đưa tay vuốt mặt không ngừng:
- Ồ Kim Thơ! Em ở đâu ra thế này?
Thơ cười rất tươi, ánh mắt ấm áp diệu kỳ, tay cầm chắc chiếc đèn cầy:
- Em giữ nhà hộ người dì ruột. Anh vô nhanh kẻo lạnh.
Mân đẩy xe vào trong, tay chân run lẩy bẩy. Thơ vừa khép cửa vừa nói:
- Cúp điện anh à. Thông cảm cho hai cây đèn cầy của em nhé. Nó không sáng như bóng đèn điện phải không?
Mân tiến đến bộ bàn ghế bằng tre cũ kỹ. Anh quan sát xung quanh thật lâu:
- Căn nhà bé xíu, ọp ẹp như vầy, có bỏ hoang mười năm cũng không ai vào lấy trộm. Cớ gì em phải nhọc công canh giữ?
- Em chờ anh. – Thơ cười và đặt nhẹ lên bàn một tách trà nóng, một đĩa chanh xắt lát mỏng, một ít muối… – Anh uống vài ngụm trà cho ấm người. Em chắc cơn mưa này sẽ kéo dài đến sáng. Còn chanh chấm muối, đó là món mà anh thích nhất mỗi khi ngà ngà say.
- Mưa tới sáng? Em là con của Thuỷ Thần à?
- Em còn biết anh đang bị ông “sếp tổng” khiển trách và đình chỉ công tác cơ.
- Em thấy không anh cũng chỉ là thằng làm thuê. Cái gì là “giám” với “đốc” chứ. Họ đuổi anh nhanh như lúc họ nhận anh vào công ty.
- Chỉ là tạm đình chỉ, một hình thức kỷ luật thông thường thôi mà anh!
- Đình chỉ và đuổi hẳn, khoảng cách của hai sự việc cách nhau một gang tay, nếu anh không may mắn cô bé ạ.
- Em chắc sáng mai mọi việc sẽ trở lại bình thường. Anh vẫn là giám đốc Nguyễn Lê Mân oai phong như xưa.
- Em đoán cứ như bà tiên vậy! Ủa sao em biết?
Thơ lại cười rất tươi, một nụ cười nghịch ngợm pha chút bí ẩn.
Khi đối diện gần ánh sáng, Mân thấy trên mặt, trên tay cô ấy có nhiều vết bầm tím và những vết trầy xước. Anh với tay chạm vào những chỗ đau xót xa:
- Sao vậy? Ai đánh em hả?
- Không! Chỉ tại em bất cẩn… – Thơ lúng túng.
Thơ dìu anh đến chiếc giường tre đặt ở góc nhà, nơi có hai chiếc gối hoa đang nằm đợi.
- Thơ! Tay em lạnh quá…
- Để cho tình mình ấm mà! – Cô cười.
- Dường như anh có cảm giác em đang lướt đi trong không gian, tóc và da em bồng bềnh như mây vậy!
- Mân, anh đang say đấy. Người ra bảo rằng mắt người say thường có ảnh ảo. Thôi anh ngủ đi, khi nào mưa tạnh em sẽ gọi anh về.
Thơ kéo chăn đắp ngang ngực Mân. Bên ngoài trời vẫn mưa như trút nước.
Thơ ngồi nhìn anh ngủ, mắt đẫm lệ. Ba năm xa nhau nay gặp lại cô muốn nhìn anh cho thoả mắt. Cô đã từng ước ao được là vợ anh, được cùng anh thưởng thức những món ăn do cô nấu và từng đêm được nhìn anh ngủ như thế này. Thơ vuốt nhẹ lên mặt anh rồi ngã đầu xuống ngực anh, những dòng nước mắt chảy dài làm Mân tỉnh giấc.
- Xin lỗi! Lẽ ra anh không nên cố chinh phục em khi biết rõ mình đã có vợ.
- Anh không có lỗi. Em yêu anh! Nếu ngày mai hay ngàn sau, khi không còn thấy em nữa anh có buồn và nhớ em không?
- Sẽ nhớ như đã từng nhớ em. Nhưng từ ngày mai anh sẽ không để em xa anh lâu như thế, dĩ nhiên là chúng ta nên duy trì một tình bạn thân.
- Muộn rồi Mân ơi!
- Không bao giờ muộn nếu ta ý thức được điểm bắt đầu.
Thơ cười mãn nguyện, cô giữ chặt tay anh rất lâu rồi giơ cao tay trái của Mân sang phía ngọn nến đang cháy rực. Thơ mân mê chiếc nhẫn ở ngón út và áp út:
- Nhẫn ở ngón áp út điểm chỉ rằng anh đã có vợ. Còn chiếc nhẫn ở ngón út thì nói lên điều gì?
- Kỷ niệm!
- Của một cô gái?
- Của một tình yêu không thành, trước khi lấy vợ và quen em.
- Anh có thể tặng nó cho em không?
Mân kéo Thơ cùng ngồi dậy:
- Chiều mai anh tặng em một chiếc khác nhé!
- Không kịp đâu, em sẽ rời khỏi đây từ rất sớm. Em chỉ thích chiếc này. Em sẽ giữ quá khứ giúp anh và bây giờ là của chúng ta.
Thấy Thơ quyết tâm muốn có nên Mân cũng chiều ý cô. Thơ cười rạng rở, nũng nịu xoè bàn tay phải và giương ngón tay áp út đón nhẫn. Vừa vặn như tài sản của chính mình, cô sung sướng hát vang giai điệu lễ cưới. Mân đặt nhẹ nụ hôn lên tay và môi Thơ. Anh cười:
- Chúng ta đang chơi trò đám cưới! Nhưng không có đêm tân hôn đâu nhé. Bọn mình phải nhắm mắt ngủ bé cưng, đã hai giờ sáng rồi còn gì.
Mân ngủ say. Mưa ru anh ngủ. Sáu giờ rưỡi sáng, tiếng chuông báo thức từ chiếc điện thoại làm Mân thức giấc và anh liên tục nhận các cuộc gọi của vợ, của lãnh đạo mời anh trở lại cơ quan. Anh vui mừng định chia sẻ với Thơ nhưng nhìn quanh chẳng thấy cô đâu cả.
Nắng xuyên qua vách lá rọi vào nhà lộ rõ những lớp bụi dày đặc trên bàn, trên những vật dụng thô sơ. Mân mệt đờ người và cảm giác đau ê ẩm khắp lưng.
Anh quơ quào mái tóc cho gọn gàng rồi lái xe chạy thẳng ra ngoài.
Những người láng giềng trừng to đôi mắt ngạc nhiên nhìn anh lạ lẫm. Mân không lấy làm khó chịu về điều đó, vì anh biết, họ biết, anh là vị khách lạ đã trọ đêm cùng cô bé giữ nhà tối qua. Mân cười thầm và phóng xe lao đi.
Mân đã trở lại với công việc thường nhận và trở nên dễ chịu hơn với nhân viên. Anh thầm cám ơn Thơ đã tặng anh những lời khuyên tốt đẹp và cả tình yêu nồng nàn. Nhưng suốt hai hôm nay Mân liên tục gọi điện, máy của Thơ vẫn thông báo “ngoài vùng phủ sóng”.
Sang ngày thứ ba. Cầm tờ báo trên ray, lướt qua một mẩu tin ngắn, Mân không thể tin vào mắt mình: “Nạn nhân tên Lê Kim Thơ, hai mươi sáu tuổi. Qua điều tra ban đầu đây là vụ giết người cướp tài sản…”.
Mân đánh rơi tờ báo, huơ tay hất chồng hồ sơ trên bàn xuống đất. Tim anh đập mạnh, lồng ngực như muốn vở tung, nỗi xót thương trào dâng theo những dòng nước mắt. Mân tựa người vào cửa kính, vén rèm nhìn xuống đường.
Người và xe tấp nập nối đuôi nhau không ngớt.
Nắng dần lên cao…
HẾT!
Mặt đỏ bừng, anh dồn cơn giận xuống nắm tay và giáng mạnh vào vách tường, miệng lẩm nhẩm hậm hực:
- Đình chỉ công tác tôi. Những tên sếp tồi! Chỉ biết khua tay với việc và tận dụng tư duy để vắt kiệt chất xám của người khác, chẳng động não để tìm hiểu vấn đề gì cả. Bán được nhiều xe hơi là cách làm của người chiến thắng. Nhưng công việc bị đình đốn do sự sa sút kinh tế chung, số lượng xe bán ra ít hơn so với dự kiến đâu phải vì tôi thiếu năng lực lãnh đạo…
Mân buồn bực với tay giật lấy chiếc cặp từ trong học bàn rồi hầm hầm bước ra ngoài.
Các nhân viên dừng việc ngẩng nhìn anh. Họ quý Mân ở tài năng, lối sống bình đẳng với mọi người. Tuy nhiên trong lúc làm việc anh rất khắt khe, nguyên tắc và thỉnh thoảng còn nóng tính quát tháo. Họ rất “hoảng” anh về khoản này.
Nhưng không ai để bụng chuyện đó cả. Bởi họ hiểu Mân chỉ muốn tốt cho mọi người, cho nhịp độ của công việc và cho sự phát triển của công ty.
Có người ngầm đặt cho Mân rất nhiều biệt danh, có người truyền tai nhau so sánh “giống hệt các sếp trong phim Hàn Quốc”.
Thế nên, trông thái độ “đóng sầm cửa phòng” của anh, họ biết sếp Mân của mình đang không vui. Mân đọc được ánh mắt dò xét của mọi người, không la hét ai, anh tiến đến bàn thư ký nhẹ giọng: “Cô vào dọn lại mớ giấy tờ vung vãi dưới đất giúp tôi”. Cô thư ký khẽ khàng nhận lệnh. Cả không gian im lìm. Mân quay bước đi, bỏ lại phía sau những tiếng xì xào xen lẫn trong tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Mân đã gần bốn mươi tuổi. Lứa tuổi chín chắn, dày dạn gió sương và đang ở đỉnh cao của sự thành đạt. Anh tốt nghiệp đại học kinh tế khoa quản trị kinh doanh loại giỏi. Sau khi ra trường được một năm, Mân lao vào thực tế cuộc sống. Khi thực hành lý thuyết đã học, anh cảm thấy kiến thức mình còn khá nhiều hạn chế.
Không ngừng cầu tiến, anh đọc thêm, học thêm rất nhiều thậm chí là ở các lĩnh vực khác. Ann bị chuyển công tác lên vùng sâu, nơi mà mọi phương tiện sinh hoạt thiếu thốn nhưng Mân vẫn kiên trì làm việc một cách hăng say. Kỷ niệm sống động nhất của anh thời còn ở rừng là một lần để tóc thật dài như con gái, một lần cạo đầu trọc lóc như các nhà sư tu khổ hạnh trong chốn hoang vu.
Bằng tất cả sự nỗ lực, nhiệt huyết của tuổi trẻ, theo tháng năm Mân dần khẳng định vị trí của mình với xã hội. Và hiện nay anh đang làm giám đốc điều hành của công ty kinh doanh ngành xe hơi, chi nhánh đặt tại Đồng Nai.
Thời tiết hôm nay oi bức, có lẽ trời sắp mưa chiều. Mân lái xe chầm chậm như thả nổi giữa dòng người tấp nập ngược xuôi. Nhìn những người buôn bán từ cửa hàng to, nhỏ đến các quầy hàng di động trên vỉa hè, Mân mỉm cười. Anh cười cho niềm hạnh phúc của họ, cười cho sự chua chát của chính anh. Anh cảm thấy họ đang an vui hơn anh. Bởi họ được làm chủ chính mình, còn anh phải thực thi quyết định của kẻ nắm tiền. Nhiều người mong sở hữu được địa vị của anh, vì họ nghĩ chức vụ ấy đi đôi với quyền lực và sự giàu sang có đẳng cấp.
Nhưng mấy ai hay anh luôn ý thức rằng anh chỉ là kẻ “làm thuê cao cấp” cho người chủ cực kỳ khó tính.
Chẳng hạn như trưa nay, nếu anh chính thức bị sa thải thì tài sản thuộc về anh chỉ là chiếc xách tay và một phong bì gọi là tiền “chia tay”. Anh lại đi tìm chiếc ghế giám đốc mới. Và nếu anh lại tiếp tục bị đuổi việc… cũng chỉ tạo thành vòng lẩn quẩn cho sự tồn tại của đời sống.
Bất chợt Mân suy nghĩ sẽ chọn hướng kinh doanh mới cho bản thân đầy tính tư nhân.
Còn hai con đường nữa là về đến nhà, Mân sực nhớ mình không nên đối diện với vợ bằng bộ dạng thiểu não như thế này. Anh cần một người bạn để tâm sự, để trút nỗi lòng qua những ly bia. Mân đỗ xe vào vệ đường gọi điện cho Dũng và họ hẹn nhau đến quán bia quen thuộc trong khu vực Bình Chánh.
Được gặp bạn, được xẻ chia nỗi niềm, Mân uống rất nhiều bia. Anh cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng hẳn đi. Sảng khoái, say sưa, Mân vỗ vào đùi Dũng cười hả hê:
- May mà có bia đời còn dễ thương Dũng nhỉ?
Dũng say khướt cũng ngả nghiêng cười:
- Đúng đúng… Ờ mà Mân này, ông vẫn còn nhớ Kim Thơ chớ?
- Thơ nào cơ?
- Làm bộ hoài. Con bé tuổi sinh viên, xinh như mộng mà ba năm trước yêu ông muốn điên lên đấy. Một tuần trước tôi có gặp Thơ, con bé trông vẫn dịu dàng như xưa Mân ạ. Ông có cái mã nghệ sĩ, rất đẹp trai, lại cộng thêm chức danh nghề nghiệp nghe khá cộm tai nên khối cô chạy theo ông là phải. Nhưng tôi thấy chỉ có cô bé ấy là được tính nhất và đồng cảm với ông nữa. Uổng nhỉ, cả hai rất xứng đôi.
Mân thở dài, uống cạn ly bia:
- Nhưng tôi chào đời trước Thơ đến mười bốn năm và sau sáu năm cưới vợ, chúng tôi mới gặp nhau. Sự khắc nghiệt của thời gian và nhân duyên! Thơ yêu tôi quên mất bản thân, tôi cũng thương và tôn trọng Thơ nên tự rút lui. Xa nhau là giải pháp đúng đắn giúp cô bé thoát khỏi sự mù quáng của một tình yêu không lối thoát.
Đồng hồ điểm 11 giờ khuya. Mân và Dũng tạm biệt nhau, mỗi người mỗi lối về. Hai chiếc bóng của họ đổ dài dưới ánh đèn vàng vọt. Trời bỗng dưng đổ mưa to. Mân cố vọt hết tốc lực để rút ngắn quãng đường về nhưng mưa càng lúc càng nặng hạt, quất vào mặt anh rát buốt, đôi mắt nhíu lại không tài nào mở ra được. Mân vội vã tấp xe vào một mái hiên nhà lá, co ro núp những cơn gió thốc mạnh.
Mân nhìn ra mênh mông, một màu nước trắng xoá nổi lên giữa màn đêm.
- Biết bao giờ mới tạnh đây? Đường về thì ôi quá xa…
Nghĩ đoạn, thình lình cánh cửa ngôi nhà ấy mở ra khiến Mân giật thót.
- Thì vào nhà em trú mưa đi!
Nhận ra giọng nói quen thuộc, Mân xoay người nhìn cô gái nhỏ nhắn trong chiếc váy trắng dài thướt tha. Anh đưa tay vuốt mặt không ngừng:
- Ồ Kim Thơ! Em ở đâu ra thế này?
Thơ cười rất tươi, ánh mắt ấm áp diệu kỳ, tay cầm chắc chiếc đèn cầy:
- Em giữ nhà hộ người dì ruột. Anh vô nhanh kẻo lạnh.
Mân đẩy xe vào trong, tay chân run lẩy bẩy. Thơ vừa khép cửa vừa nói:
- Cúp điện anh à. Thông cảm cho hai cây đèn cầy của em nhé. Nó không sáng như bóng đèn điện phải không?
Mân tiến đến bộ bàn ghế bằng tre cũ kỹ. Anh quan sát xung quanh thật lâu:
- Căn nhà bé xíu, ọp ẹp như vầy, có bỏ hoang mười năm cũng không ai vào lấy trộm. Cớ gì em phải nhọc công canh giữ?
- Em chờ anh. – Thơ cười và đặt nhẹ lên bàn một tách trà nóng, một đĩa chanh xắt lát mỏng, một ít muối… – Anh uống vài ngụm trà cho ấm người. Em chắc cơn mưa này sẽ kéo dài đến sáng. Còn chanh chấm muối, đó là món mà anh thích nhất mỗi khi ngà ngà say.
- Mưa tới sáng? Em là con của Thuỷ Thần à?
- Em còn biết anh đang bị ông “sếp tổng” khiển trách và đình chỉ công tác cơ.
- Em thấy không anh cũng chỉ là thằng làm thuê. Cái gì là “giám” với “đốc” chứ. Họ đuổi anh nhanh như lúc họ nhận anh vào công ty.
- Chỉ là tạm đình chỉ, một hình thức kỷ luật thông thường thôi mà anh!
- Đình chỉ và đuổi hẳn, khoảng cách của hai sự việc cách nhau một gang tay, nếu anh không may mắn cô bé ạ.
- Em chắc sáng mai mọi việc sẽ trở lại bình thường. Anh vẫn là giám đốc Nguyễn Lê Mân oai phong như xưa.
- Em đoán cứ như bà tiên vậy! Ủa sao em biết?
Thơ lại cười rất tươi, một nụ cười nghịch ngợm pha chút bí ẩn.
Khi đối diện gần ánh sáng, Mân thấy trên mặt, trên tay cô ấy có nhiều vết bầm tím và những vết trầy xước. Anh với tay chạm vào những chỗ đau xót xa:
- Sao vậy? Ai đánh em hả?
- Không! Chỉ tại em bất cẩn… – Thơ lúng túng.
Thơ dìu anh đến chiếc giường tre đặt ở góc nhà, nơi có hai chiếc gối hoa đang nằm đợi.
- Thơ! Tay em lạnh quá…
- Để cho tình mình ấm mà! – Cô cười.
- Dường như anh có cảm giác em đang lướt đi trong không gian, tóc và da em bồng bềnh như mây vậy!
- Mân, anh đang say đấy. Người ra bảo rằng mắt người say thường có ảnh ảo. Thôi anh ngủ đi, khi nào mưa tạnh em sẽ gọi anh về.
Thơ kéo chăn đắp ngang ngực Mân. Bên ngoài trời vẫn mưa như trút nước.
Thơ ngồi nhìn anh ngủ, mắt đẫm lệ. Ba năm xa nhau nay gặp lại cô muốn nhìn anh cho thoả mắt. Cô đã từng ước ao được là vợ anh, được cùng anh thưởng thức những món ăn do cô nấu và từng đêm được nhìn anh ngủ như thế này. Thơ vuốt nhẹ lên mặt anh rồi ngã đầu xuống ngực anh, những dòng nước mắt chảy dài làm Mân tỉnh giấc.
- Xin lỗi! Lẽ ra anh không nên cố chinh phục em khi biết rõ mình đã có vợ.
- Anh không có lỗi. Em yêu anh! Nếu ngày mai hay ngàn sau, khi không còn thấy em nữa anh có buồn và nhớ em không?
- Sẽ nhớ như đã từng nhớ em. Nhưng từ ngày mai anh sẽ không để em xa anh lâu như thế, dĩ nhiên là chúng ta nên duy trì một tình bạn thân.
- Muộn rồi Mân ơi!
- Không bao giờ muộn nếu ta ý thức được điểm bắt đầu.
Thơ cười mãn nguyện, cô giữ chặt tay anh rất lâu rồi giơ cao tay trái của Mân sang phía ngọn nến đang cháy rực. Thơ mân mê chiếc nhẫn ở ngón út và áp út:
- Nhẫn ở ngón áp út điểm chỉ rằng anh đã có vợ. Còn chiếc nhẫn ở ngón út thì nói lên điều gì?
- Kỷ niệm!
- Của một cô gái?
- Của một tình yêu không thành, trước khi lấy vợ và quen em.
- Anh có thể tặng nó cho em không?
Mân kéo Thơ cùng ngồi dậy:
- Chiều mai anh tặng em một chiếc khác nhé!
- Không kịp đâu, em sẽ rời khỏi đây từ rất sớm. Em chỉ thích chiếc này. Em sẽ giữ quá khứ giúp anh và bây giờ là của chúng ta.
Thấy Thơ quyết tâm muốn có nên Mân cũng chiều ý cô. Thơ cười rạng rở, nũng nịu xoè bàn tay phải và giương ngón tay áp út đón nhẫn. Vừa vặn như tài sản của chính mình, cô sung sướng hát vang giai điệu lễ cưới. Mân đặt nhẹ nụ hôn lên tay và môi Thơ. Anh cười:
- Chúng ta đang chơi trò đám cưới! Nhưng không có đêm tân hôn đâu nhé. Bọn mình phải nhắm mắt ngủ bé cưng, đã hai giờ sáng rồi còn gì.
Mân ngủ say. Mưa ru anh ngủ. Sáu giờ rưỡi sáng, tiếng chuông báo thức từ chiếc điện thoại làm Mân thức giấc và anh liên tục nhận các cuộc gọi của vợ, của lãnh đạo mời anh trở lại cơ quan. Anh vui mừng định chia sẻ với Thơ nhưng nhìn quanh chẳng thấy cô đâu cả.
Nắng xuyên qua vách lá rọi vào nhà lộ rõ những lớp bụi dày đặc trên bàn, trên những vật dụng thô sơ. Mân mệt đờ người và cảm giác đau ê ẩm khắp lưng.
Anh quơ quào mái tóc cho gọn gàng rồi lái xe chạy thẳng ra ngoài.
Những người láng giềng trừng to đôi mắt ngạc nhiên nhìn anh lạ lẫm. Mân không lấy làm khó chịu về điều đó, vì anh biết, họ biết, anh là vị khách lạ đã trọ đêm cùng cô bé giữ nhà tối qua. Mân cười thầm và phóng xe lao đi.
Mân đã trở lại với công việc thường nhận và trở nên dễ chịu hơn với nhân viên. Anh thầm cám ơn Thơ đã tặng anh những lời khuyên tốt đẹp và cả tình yêu nồng nàn. Nhưng suốt hai hôm nay Mân liên tục gọi điện, máy của Thơ vẫn thông báo “ngoài vùng phủ sóng”.
Sang ngày thứ ba. Cầm tờ báo trên ray, lướt qua một mẩu tin ngắn, Mân không thể tin vào mắt mình: “Nạn nhân tên Lê Kim Thơ, hai mươi sáu tuổi. Qua điều tra ban đầu đây là vụ giết người cướp tài sản…”.
Mân đánh rơi tờ báo, huơ tay hất chồng hồ sơ trên bàn xuống đất. Tim anh đập mạnh, lồng ngực như muốn vở tung, nỗi xót thương trào dâng theo những dòng nước mắt. Mân tựa người vào cửa kính, vén rèm nhìn xuống đường.
Người và xe tấp nập nối đuôi nhau không ngớt.
Nắng dần lên cao…
HẾT!