“Con ma rừng” đã hãm hiếp rồi sát hại dã man người yêu cũ, giờ đã là “vợ bạn”.
Suốt một thời gian dài, dư luận xã hội ở nơi mà đồng bào dân tộc thường nói với nhau “Một tiếng gà gáy, cả 3 nước Việt – Lào – Campuchia cùng nghe” đã thực sự hoang mang bởi một câu chuyện hoang đường. Họ không hiểu được đó là án mạng do con người gây ra. Họ một mực cho rằng đang có yếu tố thần linh, ma quỷ về bắt tội dân làng. Hay là câu chuyện thêu dệt “con ma rừng” đã bắt cô công nhân người Thái tên Vi Thị Mừng đi mất. Một người nói, mười người nghe, mười người nói thì cả làng, cả xã, rồi lan sang cả những thôn làng của nước bạn láng giềng cũng đồn đoán đó là sự thật. Cho đến khi bà con dân tộc thiểu số ở xã Mô Rai chứng kiến cảnh gã thanh niên người Mường trong bộ áo phạm nhân, đứng trước vành móng ngựa, thì câu chuyện về “con ma rừng” mới có phần lắng xuống. Và con ma rừng bắt chị Mừng phải chết đã hiện nguyên hình là kẻ hiếp dâm, giết người phi tang. Hắn cũng chính là “người yêu cũ” của nạn nhân… hắn là Nguyễn Văn Ấn!
1. Từ hôm Vi Thị Mừng người dân tộc Thái (SN 1990, là công nhân Đội 3, Công ty 78 (Đoàn kinh tế – quốc phòng 78) thuộc Binh đoàn 15, đóng tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) mất tích ở rừng cao su cho đến nay, đàn bà con gái ở xã Mô Rai không ai dám ra đường. Việc Mừng mất tích cũng đã khiến cả nông trường cao su dạo ấy khốn đốn vì vắng bóng chị em đi làm. Và mặc dù cán bộ nông trường có hết lời giải thích thì cuối cùng đáp lại cũng chỉ là những cái “lắc đầu nguầy nguậy”. Cũng do bởi câu chuyện mang màu sắc hoang đường, cộng thêm sự buôn miệng của mấy bà công nhân cạo mủ thường ngồi lê đôi mách lại rất mê tín tin lời thầy cúng ngồi đâu cũng rỉ tai nhau: “Con Mừng nó có tội nên đã bị con ma rừng nó bắt”. Hoặc “Bây giờ, con Mừng làm ma, cứ hễ thấy đàn bà, con gái đi ngang qua rìa lô cao su 9A ở phía Bắc hướng về hướng Tây Nam 168m là nó theo nó bắt về làm bạn “tâm tình” ”…
Riêng Cơ quan điều tra tỉnh Kon Tum thì nhận định: Qua các chứng cứ điều tra và lời tố giác của gia đình nạn nhân, khả năng sự mất tích của cô gái Thái Vi Thị Mừng có nhiều dấu hiệu khả nghi. Đặc biệt, chỉ sau một ngày từ khi Mừng mất tích, xác của Mừng đã được gia đình phát hiện và tìm thấy đang bị vùi lấp dưới bụi cây cách lô cao su 9A về phía Đông Bắc khoảng hơn 30m thuộc lâm trường cao su của Công ty 78. Thi thể của Mừng khi phát hiện trong tình trạng gần như lõa thể, có dấu hiệu bị xâm hại, trên cơ thể để lại nhiều vết thương tích…
Tại Bản giám định pháp y số 04/GĐPY ngày 14-1-2011 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Gia Lai đối với tử thi Vi Thị Mừng xác định. Vi Thị Mừng ngừng thở, ngừng tim do chấn thương cột sống cổ C3,4,5. Bản kết luận giám định số 226/C54B và 366/C54B của Phân viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an kết luận: Trên mẫu bông thu dịch âm đạo của nạn nhân Mừng có xác tinh trùng người và kiểu gen (ADN) của tinh trùng này trùng khớp với mẫu AND tóc của một đồng nghiệp và cũng chính là người yêu cũ của Mừng là Nguyễn Văn Ấn hiện đang làm công nhân đội 3, Công ty 78, Binh đoàn 15 với Mừng…
2. Nguyễn Văn Ấn (SN 1990, quê huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) là người dân tộc Mường và cô gái người dân tộc Thái cùng tuổi lại cùng quê xinh đẹp Vi Thị Mừng (quê xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã có một thời quấn lấy nhau, tình tự như đôi chim trên rừng, như cặp cá dưới suối. Để xây mộng uyên ương, Ấn và Mừng bỏ quê dắt díu nhau vào Kon Tum lập nghiệp. Cả 2 xin vào làm công nhân khai thác mủ cao su ở Đội 3, Công ty 78, thuộc Binh đoàn 15 ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, khi vào làm tại lâm trường cao su chưa bao lâu, lại ở cùng một đội khai thác mủ cao su với Ấn, nhưng trước vẻ phong trần, rất ga lăng cộng thêm sự quan tâm hết mực của Nguyễn Văn Huy – anh công nhân cùng đội, bông hoa rừng Vi Thị Mừng bỗng đâu thêm một lần nữa lại xiêu lòng. Mối tình của Mừng – Ẩn thật sự đã cạn khi Mừng lên xe hoa theo Huy về làm dâu, để lại sự đau khổ tuột cùng, sự uất hận chất chứa của Ấn. Càng đau đớn, khổ tâm hơn cho Ấn khi cả Mừng, Huy, Ấn đều là công nhân của Đội 3, hàng ngày phải thường xuyên chạm mặt nhau ở khu khai thác mủ.
Thế rồi, vào khoảng 3h15’ sáng ngày 1/1/2011, Nguyễn Văn Ấn đến cạo mủ tại lô cao su 9B của Đội 3, Công ty 78. Khoảng 4h30’ cùng ngày, khi chuẩn bị ra về, Ấn thấy lô cao su 9A cách khoảng 200m có ánh đèn pin. Gần sáng, vắng vẻ, lại nghĩ là Nguyễn Văn Huy (chồng Mừng) đang cạo mủ, sẵn có uất hận Huy đã giật mất người yêu, lại có xích mích về việc làm gỗ chung từ mấy hôm trước nên Ấn bẻ một cành cao su to gần bằng cổ tay, dài khoảng 80cm đến lô 9A để đánh Huy cho hạ hỏa cơn giận. Tuy nhiên, khi qua lô 9A, Ấn phát hiện không phải Huy mà lại là người yêu cũ chị Vi Thị Mừng đang buộc dao cạo mủ vào xe máy chuẩn bị ra về. Ấn vội vứt cành cao su, đến chỗ Mừng truy hỏi “thằng Huy đâu”? Và khi nghe Mừng trả lời: “Huy bị sốt phải nằm ở nhà”, thì trong đầu Ấn lóe lên một điều ám muội. Lấy cớ, chồng Mừng lừa, nợ tiền Ấn, hắn nhảy bổ vào Mừng tay bịt miệng, chân đánh đá túi bụi rồi dùng tay phải của mình lôi Mừng đi vào giữa lô cao su. Mặc cho Mừng phản kháng, giãy giụa. Ấn đã đánh đập và khống chế Mừng để thực hiện hành vi thú tính của mình. Sau cơn say ác tính, thỏa mãn dục vọng với “người yêu cũ” và bây giờ là “vợ bạn” xong, Ấn lại sợ Mừng trở về nhà, trở về đơn vị tố cáo hành động của hắn, nên hắn tiếp tục dùng sức lực, túm tóc cô gái, bẻ mạnh cổ khiến Mừng bị chấn thương cột sống cổ, dẫn đến tử vong. Sau đó, hắn kéo xác cô gái vứt một lùm cây ở bia rừng, bẻ cành cây phủ lên xác Mừng, rồi gom góp hết quần, vật dụng của Mừng vứt ở một đoạn xa rồi ung dung trở về nhà như chưa có chuyện gì xảy ra.
3. Phiên tòa xét xử công khai đối với bị cáo Nguyễn Văn Ấn hôm đó gặp rất nhiều áp lực. Xung quanh cái chết của nạn nhân Vi Thị Mừng đã bị thêu dệt thêm nhiều tình tiết ly kỳ mang màu sắc mê tín dị đoan được một số đối tượng lợi dụng để trục lợi. Mặc dù các cán bộ quản lý và Cơ quan điều tra của tỉnh Kon Tum cũng đã giải thích và trấn an dư luận nhưng chỉ đến khi phiên tòa công khai xét xử Nguyễn Văn Ấn về tội hiếp dâm, giết người mà nạn nhân không ai khác chính là cô gái bị ma rừng bắt Vi Thị Mừng thì câu chuyện về ma rừng bắt người mới tạm lắng xuống. Nói về vụ án này, Ấn vốn bản chất là một thanh niên người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức hạn chế, nên đã không kiểm soát được hành vi của mình. Và cũng vì một phút không làm chủ được dục vọng đê hèn hắn đã có hành vi giao cấu với nạn nhân. Rồi từ hành vi phạm tội đó Ân lại tiếp tục nghĩ ra hành vi khác để che đậy hành vi đã làm khiến dẫn đến kết quả đau lòng như trên. Hành vi phạm tội của bị cáo đã quá rõ nhưng nhận thấy bị cáo không hề có chủ định từ trước mà do bộc phát. Khi đạt được mục đích thứ nhất, bị cáo mới nghĩ ra việc làm tiếp theo… và không hề nghĩ rằng tất cả những việc mình làm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Bên cạnh đó, dư luận xã hội ở vùng quê xa xôi, nơi mà người ta thường nói với nhau “Một con gà gáy ba nước cùng nghe” đã thực sự hoang mang. Họ không hiểu được đó là án mạng do con người gây ra. Họ một mực cho rằng đang có yếu tố thần linh, ma quỷ về bắt tội dân làng. Muốn người dân tin, tâm phục khẩu phục, tại phiên tòa xét xử lưu động hôm đó những người ngồi ghế HĐXX đã từng bước vừa giải thích vừa làm sáng tỏ vụ án giết người của bị cáo Ấn.
Tuy nhiên, khi đã hiểu được sự thật của vụ án, thì bà con dân tộc đã quay ra la ó, đòi “giết người phải đền mạng”, thậm chí là tạo áp lực. Làm sao để làm bài học giáo dục, phòng ngừa chung cho mọi người và bị cáo phải chịu một mức hình phạt thích đáng với những hành vi phạm tội của mình nhưng qua đó lại thể hiện được tình người? Và điều quan trọng nhất đó là: “Nhận thức về pháp luật của người dân tộc thiểu số còn có phần hạn chế, vì vậy phải để người phạm tội có con đường hướng thiện, đồng thời cũng để bà con dân tộc thiểu số hiểu rõ và bài trừ tệ mê tín, dị đoan là điều mà Hội đồng xét xử hôm đó phải làm”…
Câu chuyện “Kỳ án con ma rừng và cái chết tức tưởi của cô gái Thái” đã kết thúc với một bản án hợp tình, hợp lý của Tòa án quân sự khu 5 đóng tại TP Đà Nẵng. Con ma rừng, kiêm kẻ giết người Nguyễn Văn Ấn phải nhận mức án 4 năm tù giam về tội “Hiếp dâm”; tù chung thân về tội “Giết người”, tổng khung hình phạt chung thân.
Thẩm phán, Thượng tá Đoàn Ngọc Đăng – Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu 5, tại Đà Nẵng người đã ngồi ghế nóng Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án kỳ án “Kỳ án con mà rừng vài cái chết tức tưởi của cô gái Thái” vào ngày 21/7/2011 đã cho biết: Rõ ràng, bị cáo Nguyễn Văn Ấn đã phạm vào hai tội danh rất nghiêm trọng “Hiếp dâm” quy định tại khoản 1, Điều 111 BLHS và “Giết người” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS như vậy bị cáo nhất định phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất đó là tử hình. Tuy nhiên, nhận thức về pháp luật của người dân tộc thiểu số còn phần hạn chế, vì vậy phải để người phạm tội có con đường hướng thiện. Đồng thời cũng để bà con dân tộc thiểu số hiểu rõ và bài trừ tệ mê tín, dị đoan. Chính vì vậy tổng khung hình phạt chung thân dành cho Nguyễn Văn Ấn là bản án vừa hợp lý vừa thuận lòng dân…
Suốt một thời gian dài, dư luận xã hội ở nơi mà đồng bào dân tộc thường nói với nhau “Một tiếng gà gáy, cả 3 nước Việt – Lào – Campuchia cùng nghe” đã thực sự hoang mang bởi một câu chuyện hoang đường. Họ không hiểu được đó là án mạng do con người gây ra. Họ một mực cho rằng đang có yếu tố thần linh, ma quỷ về bắt tội dân làng. Hay là câu chuyện thêu dệt “con ma rừng” đã bắt cô công nhân người Thái tên Vi Thị Mừng đi mất. Một người nói, mười người nghe, mười người nói thì cả làng, cả xã, rồi lan sang cả những thôn làng của nước bạn láng giềng cũng đồn đoán đó là sự thật. Cho đến khi bà con dân tộc thiểu số ở xã Mô Rai chứng kiến cảnh gã thanh niên người Mường trong bộ áo phạm nhân, đứng trước vành móng ngựa, thì câu chuyện về “con ma rừng” mới có phần lắng xuống. Và con ma rừng bắt chị Mừng phải chết đã hiện nguyên hình là kẻ hiếp dâm, giết người phi tang. Hắn cũng chính là “người yêu cũ” của nạn nhân… hắn là Nguyễn Văn Ấn!
1. Từ hôm Vi Thị Mừng người dân tộc Thái (SN 1990, là công nhân Đội 3, Công ty 78 (Đoàn kinh tế – quốc phòng 78) thuộc Binh đoàn 15, đóng tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) mất tích ở rừng cao su cho đến nay, đàn bà con gái ở xã Mô Rai không ai dám ra đường. Việc Mừng mất tích cũng đã khiến cả nông trường cao su dạo ấy khốn đốn vì vắng bóng chị em đi làm. Và mặc dù cán bộ nông trường có hết lời giải thích thì cuối cùng đáp lại cũng chỉ là những cái “lắc đầu nguầy nguậy”. Cũng do bởi câu chuyện mang màu sắc hoang đường, cộng thêm sự buôn miệng của mấy bà công nhân cạo mủ thường ngồi lê đôi mách lại rất mê tín tin lời thầy cúng ngồi đâu cũng rỉ tai nhau: “Con Mừng nó có tội nên đã bị con ma rừng nó bắt”. Hoặc “Bây giờ, con Mừng làm ma, cứ hễ thấy đàn bà, con gái đi ngang qua rìa lô cao su 9A ở phía Bắc hướng về hướng Tây Nam 168m là nó theo nó bắt về làm bạn “tâm tình” ”…
Riêng Cơ quan điều tra tỉnh Kon Tum thì nhận định: Qua các chứng cứ điều tra và lời tố giác của gia đình nạn nhân, khả năng sự mất tích của cô gái Thái Vi Thị Mừng có nhiều dấu hiệu khả nghi. Đặc biệt, chỉ sau một ngày từ khi Mừng mất tích, xác của Mừng đã được gia đình phát hiện và tìm thấy đang bị vùi lấp dưới bụi cây cách lô cao su 9A về phía Đông Bắc khoảng hơn 30m thuộc lâm trường cao su của Công ty 78. Thi thể của Mừng khi phát hiện trong tình trạng gần như lõa thể, có dấu hiệu bị xâm hại, trên cơ thể để lại nhiều vết thương tích…
Tại Bản giám định pháp y số 04/GĐPY ngày 14-1-2011 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Gia Lai đối với tử thi Vi Thị Mừng xác định. Vi Thị Mừng ngừng thở, ngừng tim do chấn thương cột sống cổ C3,4,5. Bản kết luận giám định số 226/C54B và 366/C54B của Phân viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an kết luận: Trên mẫu bông thu dịch âm đạo của nạn nhân Mừng có xác tinh trùng người và kiểu gen (ADN) của tinh trùng này trùng khớp với mẫu AND tóc của một đồng nghiệp và cũng chính là người yêu cũ của Mừng là Nguyễn Văn Ấn hiện đang làm công nhân đội 3, Công ty 78, Binh đoàn 15 với Mừng…
2. Nguyễn Văn Ấn (SN 1990, quê huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) là người dân tộc Mường và cô gái người dân tộc Thái cùng tuổi lại cùng quê xinh đẹp Vi Thị Mừng (quê xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã có một thời quấn lấy nhau, tình tự như đôi chim trên rừng, như cặp cá dưới suối. Để xây mộng uyên ương, Ấn và Mừng bỏ quê dắt díu nhau vào Kon Tum lập nghiệp. Cả 2 xin vào làm công nhân khai thác mủ cao su ở Đội 3, Công ty 78, thuộc Binh đoàn 15 ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, khi vào làm tại lâm trường cao su chưa bao lâu, lại ở cùng một đội khai thác mủ cao su với Ấn, nhưng trước vẻ phong trần, rất ga lăng cộng thêm sự quan tâm hết mực của Nguyễn Văn Huy – anh công nhân cùng đội, bông hoa rừng Vi Thị Mừng bỗng đâu thêm một lần nữa lại xiêu lòng. Mối tình của Mừng – Ẩn thật sự đã cạn khi Mừng lên xe hoa theo Huy về làm dâu, để lại sự đau khổ tuột cùng, sự uất hận chất chứa của Ấn. Càng đau đớn, khổ tâm hơn cho Ấn khi cả Mừng, Huy, Ấn đều là công nhân của Đội 3, hàng ngày phải thường xuyên chạm mặt nhau ở khu khai thác mủ.
Thế rồi, vào khoảng 3h15’ sáng ngày 1/1/2011, Nguyễn Văn Ấn đến cạo mủ tại lô cao su 9B của Đội 3, Công ty 78. Khoảng 4h30’ cùng ngày, khi chuẩn bị ra về, Ấn thấy lô cao su 9A cách khoảng 200m có ánh đèn pin. Gần sáng, vắng vẻ, lại nghĩ là Nguyễn Văn Huy (chồng Mừng) đang cạo mủ, sẵn có uất hận Huy đã giật mất người yêu, lại có xích mích về việc làm gỗ chung từ mấy hôm trước nên Ấn bẻ một cành cao su to gần bằng cổ tay, dài khoảng 80cm đến lô 9A để đánh Huy cho hạ hỏa cơn giận. Tuy nhiên, khi qua lô 9A, Ấn phát hiện không phải Huy mà lại là người yêu cũ chị Vi Thị Mừng đang buộc dao cạo mủ vào xe máy chuẩn bị ra về. Ấn vội vứt cành cao su, đến chỗ Mừng truy hỏi “thằng Huy đâu”? Và khi nghe Mừng trả lời: “Huy bị sốt phải nằm ở nhà”, thì trong đầu Ấn lóe lên một điều ám muội. Lấy cớ, chồng Mừng lừa, nợ tiền Ấn, hắn nhảy bổ vào Mừng tay bịt miệng, chân đánh đá túi bụi rồi dùng tay phải của mình lôi Mừng đi vào giữa lô cao su. Mặc cho Mừng phản kháng, giãy giụa. Ấn đã đánh đập và khống chế Mừng để thực hiện hành vi thú tính của mình. Sau cơn say ác tính, thỏa mãn dục vọng với “người yêu cũ” và bây giờ là “vợ bạn” xong, Ấn lại sợ Mừng trở về nhà, trở về đơn vị tố cáo hành động của hắn, nên hắn tiếp tục dùng sức lực, túm tóc cô gái, bẻ mạnh cổ khiến Mừng bị chấn thương cột sống cổ, dẫn đến tử vong. Sau đó, hắn kéo xác cô gái vứt một lùm cây ở bia rừng, bẻ cành cây phủ lên xác Mừng, rồi gom góp hết quần, vật dụng của Mừng vứt ở một đoạn xa rồi ung dung trở về nhà như chưa có chuyện gì xảy ra.
3. Phiên tòa xét xử công khai đối với bị cáo Nguyễn Văn Ấn hôm đó gặp rất nhiều áp lực. Xung quanh cái chết của nạn nhân Vi Thị Mừng đã bị thêu dệt thêm nhiều tình tiết ly kỳ mang màu sắc mê tín dị đoan được một số đối tượng lợi dụng để trục lợi. Mặc dù các cán bộ quản lý và Cơ quan điều tra của tỉnh Kon Tum cũng đã giải thích và trấn an dư luận nhưng chỉ đến khi phiên tòa công khai xét xử Nguyễn Văn Ấn về tội hiếp dâm, giết người mà nạn nhân không ai khác chính là cô gái bị ma rừng bắt Vi Thị Mừng thì câu chuyện về ma rừng bắt người mới tạm lắng xuống. Nói về vụ án này, Ấn vốn bản chất là một thanh niên người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức hạn chế, nên đã không kiểm soát được hành vi của mình. Và cũng vì một phút không làm chủ được dục vọng đê hèn hắn đã có hành vi giao cấu với nạn nhân. Rồi từ hành vi phạm tội đó Ân lại tiếp tục nghĩ ra hành vi khác để che đậy hành vi đã làm khiến dẫn đến kết quả đau lòng như trên. Hành vi phạm tội của bị cáo đã quá rõ nhưng nhận thấy bị cáo không hề có chủ định từ trước mà do bộc phát. Khi đạt được mục đích thứ nhất, bị cáo mới nghĩ ra việc làm tiếp theo… và không hề nghĩ rằng tất cả những việc mình làm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Bên cạnh đó, dư luận xã hội ở vùng quê xa xôi, nơi mà người ta thường nói với nhau “Một con gà gáy ba nước cùng nghe” đã thực sự hoang mang. Họ không hiểu được đó là án mạng do con người gây ra. Họ một mực cho rằng đang có yếu tố thần linh, ma quỷ về bắt tội dân làng. Muốn người dân tin, tâm phục khẩu phục, tại phiên tòa xét xử lưu động hôm đó những người ngồi ghế HĐXX đã từng bước vừa giải thích vừa làm sáng tỏ vụ án giết người của bị cáo Ấn.
Tuy nhiên, khi đã hiểu được sự thật của vụ án, thì bà con dân tộc đã quay ra la ó, đòi “giết người phải đền mạng”, thậm chí là tạo áp lực. Làm sao để làm bài học giáo dục, phòng ngừa chung cho mọi người và bị cáo phải chịu một mức hình phạt thích đáng với những hành vi phạm tội của mình nhưng qua đó lại thể hiện được tình người? Và điều quan trọng nhất đó là: “Nhận thức về pháp luật của người dân tộc thiểu số còn có phần hạn chế, vì vậy phải để người phạm tội có con đường hướng thiện, đồng thời cũng để bà con dân tộc thiểu số hiểu rõ và bài trừ tệ mê tín, dị đoan là điều mà Hội đồng xét xử hôm đó phải làm”…
Câu chuyện “Kỳ án con ma rừng và cái chết tức tưởi của cô gái Thái” đã kết thúc với một bản án hợp tình, hợp lý của Tòa án quân sự khu 5 đóng tại TP Đà Nẵng. Con ma rừng, kiêm kẻ giết người Nguyễn Văn Ấn phải nhận mức án 4 năm tù giam về tội “Hiếp dâm”; tù chung thân về tội “Giết người”, tổng khung hình phạt chung thân.
Thẩm phán, Thượng tá Đoàn Ngọc Đăng – Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu 5, tại Đà Nẵng người đã ngồi ghế nóng Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án kỳ án “Kỳ án con mà rừng vài cái chết tức tưởi của cô gái Thái” vào ngày 21/7/2011 đã cho biết: Rõ ràng, bị cáo Nguyễn Văn Ấn đã phạm vào hai tội danh rất nghiêm trọng “Hiếp dâm” quy định tại khoản 1, Điều 111 BLHS và “Giết người” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS như vậy bị cáo nhất định phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất đó là tử hình. Tuy nhiên, nhận thức về pháp luật của người dân tộc thiểu số còn phần hạn chế, vì vậy phải để người phạm tội có con đường hướng thiện. Đồng thời cũng để bà con dân tộc thiểu số hiểu rõ và bài trừ tệ mê tín, dị đoan. Chính vì vậy tổng khung hình phạt chung thân dành cho Nguyễn Văn Ấn là bản án vừa hợp lý vừa thuận lòng dân…