“Em nói đúng! Thực ra đã có lần anh tự vấn lương tâm mình, cũng day dứt
và lo lắng sự việc bị bại lộ sau vẫn cứ liều vì thấy xung quanh mình mọi
người đều làm thế. Còn giờ đây anh sẽ thay đổi", anh tâm sự.
Niềm vui nhỏ xinh của chúng tôi có khi chỉ là những buổi tối bên nhau khi phố xá đã lên đèn. Sau mỗi ngày dài mệt mỏi chúng tôi sánh bước bên nhau.
Tôi thích dạo bộ và nắm tay anh đi trên những nẻo đường quen tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện, những việc đã làm trong ngày, kể về những ngày không gặp đã buồn và nhớ nhau ra sao mà nếu đi xe máy với chiếc mũ bảo hiểm sẽ không tiện cho lắm.
Thật hạnh phúc vì trong những điều nhỏ nhặt, anh cũng chiều lòng tôi dẫu cho sau hôm đầu tiên đi bộ, chân anh mỏi nhừ, phải bóp dầu. Tôi yêu anh cũng từ những điều tưởng chừng như vô cùng bé đó.
Một ngày như bình thường, chúng tôi đi trên đường thì lại đang sửa, rất bụi. Bất ngờ anh rút điện thoại gọi taxi đến đón. Tôi không thích lắm nhưng cho rằng anh lo cho mình nên galăng một chút cũng đáng để cảm động chứ sao. Tôi ngồi lên xe và lặng yên, anh lên tiếng bảo bác tài đưa đến nhà hàng sang trọng lịch sự nhất, nằm trong trung tâm thành phố thì trong tôi đã thể hiện rõ sự bất bình, tính sẽ tìm cơ hội góp ý cho anh. Chúng tôi đều là dân ngoại tỉnh, lập nghiệp xa nhà còn nhiều cái phải chi nhất là trong cuộc sống chung được dự trù trong vài tháng tới, vậy mà sao anh lại tiêu hoang cỡ đó...
Nhà hàng này mọi khi đi qua tôi luôn háo hức nhìn vào và tưởng tượng xem bên trong họ bài trí như thế nào. Đẹp quá! Những ánh điện thi nhau lung linh huyền ảo, bên ngoài sảnh là một cây Thông to gần kịch trần và quầy lễ tân bầy một quả cầu thuỷ tinh bên trong là một bóng đèn vàng đẹp long lanh.
Song hôm nay khi tiến vào đến nơi, được ngồi trên chiếc ghế đệm mút êm ru trên tầng năm của toà nhà thì tôi lại không có cảm giác gì hết, chỉ thấy lo lắng. Tôi đăm chiêu nhìn anh, dường như anh cũng đoán ra thái độ không vui nên rụt rè hỏi, thăm dò: “Em mệt à, hay không thích”. Tôi kín đáo hỏi anh về việc sao lại tiêu xa xỉ vào một ngày thường như vậy. Anh mỉm cười: “Em yên tâm, anh mới kiếm được một vụ cũng rủng rỉnh mà”.
Tôi giật mình, anh chỉ là một cán bộ nhỏ trong một công ty cũng nhỏ, vậy có gì mà “kiếm” nếu không phải là bất chính. Tôi gặng hỏi, thì ra anh phụ trách khâu tuyển người cho công ty. Vậy là mỗi tên đến nộp hồ sơ sẽ phải đưa ngoài cho anh vài triệu, anh còn móc ngoặc với bọn cò mồi để chúng đưa hồ sơ vào, anh sẽ tác động, ăn chia với các phòng ban để họ nhận người đó.
Tôi ức chế, mặt đỏ bừng bừng, cố kìm giọng lại nhưng vẫn có nhiều người ngoái lại nhìn liền kéo anh đi và bắt đầu phân trần mọi việc.”Anh có còn lương tâm nữa không, họ đã khổ quá rồi, phải đi tìm việc để kiếm cơm ăn vậy mà nỡ lấy tiền của họ. Đó là khía cạnh đạo đức. Em không dám gọi đó là đồng tiền bẩn bởi anh cũng đã phải toát mồ hôi lo đối phó và ứng biến với sự việc xảy ra cũng vất vả như đang toan tính điều gì mông lung lắm, em chỉ dám gọi đó là những đồng tiền xám vì không thể gọi nó là trong sạch được khi anh không đường đường kiếm bằng sức lao động chân chính của mình.
Tiền xám trước tiên sẽ mang đến cho anh suy nghĩ hổ thẹn vẩn **c trong tâm hồn, không thể thanh thản, thứ nữa tiền đó sẽ tỷ lệ nghịch với phúc đức để lại cho con cháu. Chưa kể đến tương lai u ám rằng, khi thấy rằng đồng tiền kiếm được dễ dàng, thói đời “Có một thì lại đòi hai, thấy ba bốn dễ lại nài lên năm”. Thấy đơn giản là cứ muốn kiếm thêm, ngày càng dấn sâu vào không rút ra được căn bệnh tham ô tham nhũng cũng từ những việc nhỏ như con kiến đó.
“Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Con người ta “Ai nắm tay từ tối chí sáng” được, việc khuất tất không chỉ anh và một người biết, nó còn có trời biết, đất biết, thế đã là quá nhiều rồi. Tiền dễ kiếm càng khiến mình thêm coi thường không quý giá trân trọng, anh thấy không, toàn tiêu vào những việc phù phiếm như bong bóng, phù du.
Em chợt nhớ câu chuyện "Chiếc cân thuỷ ngân" mình được học từ thơ bé. Nhà kia buôn gian bán lận, cho giọt thuỷ ngân vào quả cân treo để dễ bề điều khiển, việc đó không bị ai phát hiện nhưng một ngày bỗng nhiên hai đứa con lăn ra chết. Đau đớn cùng cực họ mới bảo nhau thôi cái trò thất đức đó đi. Phá bỏ cái cân, mở quả cân ra thì thấy một giọt máu đỏ tươi đang chảy.... Em liên hệ đến việc ở cơ quan em.
Chị trưởng phòng nhân sự, ngày trước mới được bổ nhiệm vào vị trí này chị “cá kiếm” khá nhiều, ăn chặn tất không từ một thủ đoạn nào, thao túng cả phòng mua bán, vơ vét kha khá
Niềm vui nhỏ xinh của chúng tôi có khi chỉ là những buổi tối bên nhau khi phố xá đã lên đèn. Sau mỗi ngày dài mệt mỏi chúng tôi sánh bước bên nhau.
Tôi thích dạo bộ và nắm tay anh đi trên những nẻo đường quen tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện, những việc đã làm trong ngày, kể về những ngày không gặp đã buồn và nhớ nhau ra sao mà nếu đi xe máy với chiếc mũ bảo hiểm sẽ không tiện cho lắm.
Thật hạnh phúc vì trong những điều nhỏ nhặt, anh cũng chiều lòng tôi dẫu cho sau hôm đầu tiên đi bộ, chân anh mỏi nhừ, phải bóp dầu. Tôi yêu anh cũng từ những điều tưởng chừng như vô cùng bé đó.
Một ngày như bình thường, chúng tôi đi trên đường thì lại đang sửa, rất bụi. Bất ngờ anh rút điện thoại gọi taxi đến đón. Tôi không thích lắm nhưng cho rằng anh lo cho mình nên galăng một chút cũng đáng để cảm động chứ sao. Tôi ngồi lên xe và lặng yên, anh lên tiếng bảo bác tài đưa đến nhà hàng sang trọng lịch sự nhất, nằm trong trung tâm thành phố thì trong tôi đã thể hiện rõ sự bất bình, tính sẽ tìm cơ hội góp ý cho anh. Chúng tôi đều là dân ngoại tỉnh, lập nghiệp xa nhà còn nhiều cái phải chi nhất là trong cuộc sống chung được dự trù trong vài tháng tới, vậy mà sao anh lại tiêu hoang cỡ đó...
Nhà hàng này mọi khi đi qua tôi luôn háo hức nhìn vào và tưởng tượng xem bên trong họ bài trí như thế nào. Đẹp quá! Những ánh điện thi nhau lung linh huyền ảo, bên ngoài sảnh là một cây Thông to gần kịch trần và quầy lễ tân bầy một quả cầu thuỷ tinh bên trong là một bóng đèn vàng đẹp long lanh.
Song hôm nay khi tiến vào đến nơi, được ngồi trên chiếc ghế đệm mút êm ru trên tầng năm của toà nhà thì tôi lại không có cảm giác gì hết, chỉ thấy lo lắng. Tôi đăm chiêu nhìn anh, dường như anh cũng đoán ra thái độ không vui nên rụt rè hỏi, thăm dò: “Em mệt à, hay không thích”. Tôi kín đáo hỏi anh về việc sao lại tiêu xa xỉ vào một ngày thường như vậy. Anh mỉm cười: “Em yên tâm, anh mới kiếm được một vụ cũng rủng rỉnh mà”.
Tôi giật mình, anh chỉ là một cán bộ nhỏ trong một công ty cũng nhỏ, vậy có gì mà “kiếm” nếu không phải là bất chính. Tôi gặng hỏi, thì ra anh phụ trách khâu tuyển người cho công ty. Vậy là mỗi tên đến nộp hồ sơ sẽ phải đưa ngoài cho anh vài triệu, anh còn móc ngoặc với bọn cò mồi để chúng đưa hồ sơ vào, anh sẽ tác động, ăn chia với các phòng ban để họ nhận người đó.
Tôi ức chế, mặt đỏ bừng bừng, cố kìm giọng lại nhưng vẫn có nhiều người ngoái lại nhìn liền kéo anh đi và bắt đầu phân trần mọi việc.”Anh có còn lương tâm nữa không, họ đã khổ quá rồi, phải đi tìm việc để kiếm cơm ăn vậy mà nỡ lấy tiền của họ. Đó là khía cạnh đạo đức. Em không dám gọi đó là đồng tiền bẩn bởi anh cũng đã phải toát mồ hôi lo đối phó và ứng biến với sự việc xảy ra cũng vất vả như đang toan tính điều gì mông lung lắm, em chỉ dám gọi đó là những đồng tiền xám vì không thể gọi nó là trong sạch được khi anh không đường đường kiếm bằng sức lao động chân chính của mình.
Tiền xám trước tiên sẽ mang đến cho anh suy nghĩ hổ thẹn vẩn **c trong tâm hồn, không thể thanh thản, thứ nữa tiền đó sẽ tỷ lệ nghịch với phúc đức để lại cho con cháu. Chưa kể đến tương lai u ám rằng, khi thấy rằng đồng tiền kiếm được dễ dàng, thói đời “Có một thì lại đòi hai, thấy ba bốn dễ lại nài lên năm”. Thấy đơn giản là cứ muốn kiếm thêm, ngày càng dấn sâu vào không rút ra được căn bệnh tham ô tham nhũng cũng từ những việc nhỏ như con kiến đó.
“Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Con người ta “Ai nắm tay từ tối chí sáng” được, việc khuất tất không chỉ anh và một người biết, nó còn có trời biết, đất biết, thế đã là quá nhiều rồi. Tiền dễ kiếm càng khiến mình thêm coi thường không quý giá trân trọng, anh thấy không, toàn tiêu vào những việc phù phiếm như bong bóng, phù du.
Em chợt nhớ câu chuyện "Chiếc cân thuỷ ngân" mình được học từ thơ bé. Nhà kia buôn gian bán lận, cho giọt thuỷ ngân vào quả cân treo để dễ bề điều khiển, việc đó không bị ai phát hiện nhưng một ngày bỗng nhiên hai đứa con lăn ra chết. Đau đớn cùng cực họ mới bảo nhau thôi cái trò thất đức đó đi. Phá bỏ cái cân, mở quả cân ra thì thấy một giọt máu đỏ tươi đang chảy.... Em liên hệ đến việc ở cơ quan em.
Chị trưởng phòng nhân sự, ngày trước mới được bổ nhiệm vào vị trí này chị “cá kiếm” khá nhiều, ăn chặn tất không từ một thủ đoạn nào, thao túng cả phòng mua bán, vơ vét kha khá